Những đồ điện tử 'vang bóng một thời'

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Aug 13, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 250)

    Máy nhắn tin

    [​IMG]

    Đây là thiết bị điện tử để xem tin nhắn được gửi đến từ tổng đài điện thoại. Khác với tin nhắn SMS trên điện thoại có thể hồi đáp lại, máy nhắn tin chỉ có thể xem mà không thể phản hồi. Các tin nhắn cũng không có dấu nên đôi khi người dùng phải gọi điện để hỏi lại thông tin.

    Thời của máy nhắn tin ở Việt Nam, chỉ người có "điều kiện" mới sở hữu được. Khi đó, điện thoại cũng chỉ là điện thoại bàn hoặc trạm điện thoại chứ không phải điện thoại di động như hiện nay.

    Máy điện tử cầm tay

    [​IMG]

    Thiết bị phổ biến trong giai đoạn 1980 tới 1990. Trò chơi nổi tiếng nhất trên máy là Tetris, hay còn gọi là game xếp hình. Ngoài Tetris, người dùng có thể trải nghiệm một vài trò chơi đơn giản khác như đua xe, bắn máy bay... với tạo hình chỉ là các điểm pixel lớn và đơn giản.

    Điện thoại "cục gạch"

    [​IMG]

    Đây là Motorola Dynatac 8000x, được xem là điện thoại di động phiên bản thương mại đầu tiên. Được gọi là "cục gạch" vì nó nặng gần 800 gam và có chiều cao 33cm. Máy cần tới 10 tiếng để sạc đầy pin để đổi lại 30 phút đàm thoại liên tục, đồng thời yêu cầu còn người dùng phải nói rất to khi sử dụng. Sản phẩm có giá bán gần 4.000 USD vào thời điểm thập niên 80 nên ít người có cơ hội được sử dụng.

    Máy vật nuôi điện tử "gà ảo"

    [​IMG]

    Ở Việt Nam, chúng nổi tiếng với tên "gà ảo" và từng có khoảng thời gian gây nên cơn sốt trong giới trẻ. Người sử dụng phải chăm chút cho một con vật ảo trong thiết bị như gà, chó, khủng long... bằng cách thường xuyên cho ăn, uống nước, dạo chơi đúng giờ. Nếu bỏ quên, chúng sẽ chết đói và người chơi phải nuôi lại từ đầu. Nhưng thực tế, tất cả các vật nuôi đều chết khi pin hết.

    Máy nghe nhạc Walkman

    [​IMG]

    Khi chưa có iPod, Walkman là phụ kiện "sang chảnh" của các thanh thiếu niên mê âm nhạc. Sử dụng băng hoặc đĩa, người sử dụng sau khi đeo lên tai nghe có thể chìm đắm trong thế giới âm nhạc của riêng mình mà không cần quan tâm tới xung quanh.

    Tuynhiên, khả năng lọc bỏ tiếng ồn của máy không thực sự hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào chất lượng tai nghe. Nhựng tại thời điểm tồn tại đỉnh cao, nó mang lạinhiều trải nghiệm thích thú.

    Radio

    [​IMG]

    Trong những năm 1970, sở hữu một chiếc radio có thể nghe nhạc hoặc các chương trình từ đài phát thanh là một niềm tự hào không nhỏ. Khi đó, niềm vui của việc được nghe các âm thanh rè rè từ radio lớn hơn nhiều so với việc được xem TV màu hay lên mạng Internet của giới trẻ hiện nay. Chúng được xem là thiết bị giá trị trong mỗi ngôi nhà và không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu được, đặc biệt với dòng máy có xuất xứ nước ngoài.

    TV đen trắng

    [​IMG]

    Những năm 1980, truyền hình và TV được coi là một sự xa xỉ đối với thu nhập bình quân ít ỏi của phần đông các gia đình, từ nông thôn cho tới thành thị. Đôi khi, cả khu vực dân cư đông đảo chỉ có một chiếc TV được sử dụng làm "của chung".

    Tín hiệu ăng-ten analog khi đó chưa thực sự ổn định, khiến việc xem chương trình truyền hình còn khó khăn. Nhưng dù thế và không có hình ảnh độ nét cao, nhiều người khi đó vẫn có thể theo dõi TV hàng giờ không biết mệt mỏi.

    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Những đồ điện tử 'vang bóng một thời'

Share This Page