Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 10, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 227)

    [​IMG]

    Xương sọ của N. alesi. Ảnh: Isaiah Nengo.

    Các nhà khoa học Mỹ trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature công bố phát hiện hóa thạch cổ nhất của tổ tiên loài người sống ở châu Phi, National Geographic ngày 9/8 đưa tin.

    Xương sọ của một con khỉ hình người được bảo quản tốt ở khu vực miền bắc Kenya được phát hiện vào năm 2014. Xác của con vật 16 tháng tuổi được dung nham phun trào từ một ngọn núi lửa gần đó bao phủ trong rừng. Lớp trầm tích cho thấy xương sọ có cách đây khoảng 13 triệu năm.

    Cuộc điều tra ban đầu không thể xác định vị trí của loài này trên cây tiến hóa của bộ linh trưởng. Tuy nhiên, hình ảnh quét bằng tia X năng lượng cao tại Pháp cho phép các nhà khoa học xếp con vật này vào nhóm Nyanzapithecus alesi, họ hàng đã tuyệt chủng của vượn, khỉ hình người loại lớn và con người.

    "Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện xương sọ hoàn chỉnh của khỉ hình người sau nhiều năm tìm kiếm hóa thạch", Isaiah Nengo, nhà nhân loại học tại Đại học De Anza, Mỹ dẫn đầu cuộc tìm kiếm, cho biết. "Phát hiện về N. alesi chỉ ra nguồn gốc châu Phi của con người".

    Xương sọ có kích thước xấp xỉ một quả cam, chứa những chiếc răng chưa nhú và có một số đặc điểm tương đồng với vượn và khỉ cựu thế giới ngày nay. Khoang não của N. alesi lớn gấp đôi khoang não của khỉ cựu thế giới sống ở thời điểm đó. Phần hộp sọ còn nguyên giúp bảo quản vết tích mặt ngoài của bộ não.

    [​IMG]

    Hóa thạch có kích thước tương đương một quả cam. Ảnh: NG.

    Sau khi tách khỏi tổ tiên của khỉ cựu thế giới khoảng 25-28 triệu năm trước, khỉ hình người phát triển đa dạng ở khoảng giữa của thế Trung tân (Miocen) song dần biến mất khoảng 7 triệu năm trước do biến đổi khí hậu. Khỉ hình người loại lớn hiện đại và con người là hậu duệ của một trong những giống khỉ ở thế Trung tân này.

    Quá trình tiến hóa này chưa được làm rõ do những giống khỉ hình người ban đầu sống trong rừng mưa, nơi điều hiện không thích hợp để hình thành hóa thạch. Các cuộc nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học sẽ tập trung vào vết tích của bộ não ở mặt trong xương sọ và tái tạo hình dạng của N. alesi.

    Vũ Phong

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Share This Page