Sinh vật giống quái vật Loch Ness gây hoang mang ở Trung Quốc

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 10, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 255)

    Sinh vật nhấc đầu trên mặt nước hồ Trung Quốc và biến mất đột ngột sau đó đang khiến nhiều người dân hoang mang.

    Trong video thu hút hơn 5 triệu lượt xem vừa xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, một sinh vật tạo ra vô số gợn sóng trên mặt hồ ở huyện La Bình, tỉnh Vân Nam phía tây nam nước này, Mirror hôm 7/8 đưa tin.


    Sinh vật lạ xuất hiện ở hồ nước thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Video: Mirror).

    Sinh vật này để lộ một phần đầu khi nhô lên nhưng nhanh chóng biến mất dưới làn nước ngay sau đó. Nhiều người xem video tỏ ra hoang mang và gọi sinh vật này là "quái vật Loch Ness Trung Quốc".

    Các nhân chứng cho rằng con vật có thân hình rất lớn, nhưng họ không thể kiểm chứng do nó lặn xuống hồ quá nhanh. Nhiều người đổ xô tới mép hồ với hy vọng có thể trông thấy con vật lần nữa.

    Nhà chức trách địa phương đang điều tra vụ việc nhằm bác bỏ những tin đồn về quái vật sống dưới nước khiến người dân lo lắng.

    Một số cư dân cho rằng sinh vật có thể là một con cá sấu Trung Quốc (Alligator sinensis). Tuy nhiên, loài bò sát thuộc nhóm động vật nguy cấp này chỉ sống ở phía đông Trung Quốc tại các nhánh sông Trường Giang.

    [​IMG]
    Nhiều người xem video và gọi sinh vật này là "quái vật Loch Ness Trung Quốc". (Ảnh chụp từ clip).

    Một quan chức nhận định những gợn sóng và phần đầu nhô lên của sinh vật trong video thực chất chỉ là những chiếc túi bóng nhấp nhô giữa làn nước nhưng giả thuyết này khiến nhiều người hoài nghi.

    Quái vật hồ Loch Ness (Nessie) là một động vật hoặc nhóm sinh vật chưa thể xác định, được cho là sống ở hồ Ness, một hồ nước ngọt có điểm sâu nhất 230m, gần thành phố Inverness, Scotland. Nessie thường được miêu tả có thân hình to lớn và chiếc cổ dài. Phần lớn chuyên gia và các nhà khoa học cho rằng những bằng chứng về Nessie chưa thực sự thuyết phục, có thể là trò lừa đảo hoặc nhầm lẫn khi quan sát sinh vật, hiện tượng tự nhiên.

    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Sinh vật giống quái vật Loch Ness gây hoang mang ở Trung Quốc

Share This Page