Phụ nữ có thể thích buôn chuyện, nhưng "trần trụi trái tim" mình trước người khác thì rất hiếm. Thực tế, họ không thích chia sẻ. Puja Sahi - một bà nội trợ 31 tuổi thừa nhận rằng cô chưa từng đem chuyện vợ chồng làm đề tài tán gẫu trong những câu chuyện với bạn bè và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. "Đó không phải là văn hóa Ấn Độ", Puja nói. "Mẹ tôi luôn nhắc nhở những gì xảy ra trong nhà bạn sẽ ở lại trong nhà bạn". Tại sao phụ nữ im lặng? Ông Shabari Bhattacharyya, cố vấn hàng đầu ở Bangalore (Ấn Độ) giải thích rằng việc chia sẻ bí mật đời tư có thể làm giảm danh tiếng của gia đình. Bác sĩ tâm thần Pawan Sonar ở Mumbai nhận thấy khi chia sẻ bí mật cần phải giữ lại ít nhất một phần. "Ngoài ra, phụ nữ còn có một nỗi lo sợ bị đánh giá", ông nói. Pawan cho rằng ngay cả những phụ nữ đang bị chồng bạo hành cũng hiếm khi thừa nhận cảnh ngộ của mình. "Họ có thể mặc cảm tự ti và tin rằng mọi người có thể sẽ đánh giá họ sai trái hoặc đã làm gì đáng phải chịu hậu quả". Ảnh: Thinkstockphotos. Theo cuốn The Secrets Women Keep: What Women Hide And The Truth That Brings Them Freedom của tiến sĩ Jill Hubbard, phụ nữ thường không chia sẻ với bạn gái thân của mình về gia đình, trầm cảm, lạm dụng tình dục, lạm dụng rượu, bạo hành và ý nghĩ tự tử. "Phụ nữ có một cảm giác nhạy bén cần phải sống theo kỳ vọng. Chúng ta xu hướng có những mong ước không thực tế về những gì mình có thể làm. Nhưng kinh nghiệm thực tế lại không phù hợp với những gì chúng ta làm được. Vì vậy, chúng ta che giấu thực tế ngay cả với những người gần gũi nhất". Shuchi Pandya, một người quản lý họ viên khách sạn độc thân, 21 tuổi, đến từ Jamshedpur (Ấn Độ) lại không tin tưởng việc giữ lại bí mật. "Làm thế nào họ có thể đưa ra cho tôi những lời khuyên đúng nếu như họ không biết tất cả sự thật", cô nói. Thanh Thu Nguồn VNExpress