Bí ẩn những thành phố nổi tiếng tưởng bị lãng quên nhưng lại bất ngờ xuất hiện

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 3, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 449)

    Trong vô vàn những truyền thuyết cổ đại của thế giới, thành phố Atlantis hay thành phố Vàng El Dorado vốn được coi là những câu chuyện hoang đường được dựng lên nhờ trí tưởng tượng của con người.

    Tuy nhiên, bất ngờ là, nhiều địa danh trong truyền thuyết đó hóa ra lại có thật! Các nhà thám hiểm đã tìm ra một vài thành phố “bị lãng quên” và chứng minh rằng những câu chuyện cổ thời xưa thực ra cũng có vài phần sự thật.

    Dưới đây là danh sách các thành phố trong truyền thuyết đã được khám phá một cách bất ngờ và khiến cả thế giới ngỡ ngàng.

    1. Helike


    [​IMG]
    Helike được nhiều người tin chính là thành phố Atlantis.

    Theo thần thoại Hy Lạp, Helike là thành phố bị nhấn chìm trong biển nước chỉ sau một đêm dưới cơn thịnh nộ của thần biển Poseidon. Cho đến nay nhiều người vẫn cho rằng nó chính là thành phố Atlantis huyền thoại.

    Người ta tin rằng Helike bị xóa sổ vào năm 373 trước Công nguyên và qua hàng trăm năm nó vẫn được cho là một câu chuyện cổ tích, cho đến khi người ta bất ngờ tìm ra nó vào cuối những năm 1980.

    Các nhà khảo cổ học nói rằng nguyên nhân nó bị nhấn chìm là do một trận động đất dữ dội hóa lỏng đất đá, biến mặt đất thành nước. Có lẽ chính điều đó đã khiến người xưa cho rằng đó là sự trừng phạt của thần Poseidon.

    2. Sigiriya


    [​IMG]
    Sigiriya đã được công nhận là Kỳ quan thứ 8 thế giới.

    Quay ngược thời gian đến tận thế kỷ thứ 5, tại Sri Lanka, Vua Kassapa đã nghĩ rằng nơi thích hợp nhất để xây dựng cung điện hoàng gia của mình chính là trên nóc một khối đá khổng lồ cao 200m.

    Truyền thuyết kể lại, đây là một trong số những lâu đài tráng lệ nhất thế giới và ngày nay tổ chức UNESCO đã công nhận Sigiriya là Kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài, nơi đây chỉ là một tàn tích lãng quên.

    3. Vinland


    Vào năm 1073 sau Công nguyên, một tu sĩ người Đức tên Adam từ Bremen đã được nghe vị vua Đan Mạch Sven Estridson kể về những người Viking quả cảm.

    [​IMG]
    Người Viking từng sở hữu một địa danh trù phú tốt tươi.

    Theo lời đức vua, người Viking đã băng qua biển Đại Tây Dương và lập ra một vùng đất xa xôi nơi mọi thứ đều mọc lên cực kì trù phú. “Nó được gọi là Vinland, bởi vì nho ở nơi đây đã phát triển tràn lan một các tự nhiên".

    Vinland đã được cho là truyền thuyết của người Viking trong nhiều thế kỷ. Phải đến tận những năm 1960 thì chúng ta mới biết họ đã nói thật.

    Khi ấy, tại L’Anse aux Meadows ở Newfoundland (Canada), các nhà khảo cổ đã tìm thấy những tàn tích của một khu định cư người Viking từ hồi thế kỉ 19. Và bất ngờ thay, đó chính là thành phố Vinland mà họ đã được nghe kể rất nhiều từ bấy lâu nay.

    4. La Ciudad Blanca


    [​IMG]
    Mặc dù không có vàng bạc châu báu, nhưng đây là di tích quan trọng của lịch sử.

    Số phận đã không mỉm cười với Hernan Cortes, người suýt nữa khám phá kho vàng thuộc về Thần Khỉ.
    Hernan Cortes, một vị tướng phục vụ cho Tây Ban Nha, trong công cuộc tìm vàng đã nghe thấy lời đồn đại về một thành phố toàn vàng ẩn trong núi rừng Honduras và trở nên tham lam đến mờ mắt.

    Ông ra sức lùng sục Thành phố Trắng – hay Thành phố của Thần Khỉ, nhưng cuối cùng lại không tìm thấy; vì thế câu chuyện về Thành phố Trắng chỉ được coi là truyền thuyết không hơn không kém.

    Thế rồi, trước sự bất ngờ của các nhà khảo cổ, một nhóm những người dân địa phương đã nói rằng họ tìm thấy Lâu đài Trắng. Khi họ đến nơi những người dân chỉ đường, họ sửng sốt chứng kiến một thành phố hiện ra, với một kim tự tháp nằm ẩn mình giữa rừng nhiệt đới.

    Mặc dù không có vàng bạc châu báu, nhưng đây là di tích quan trọng của lịch sử, là công trình của một nền văn minh lãng quên đã biến mất cách đây 1.000 năm trước.

    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Bí ẩn những thành phố nổi tiếng tưởng bị lãng quên nhưng lại bất ngờ xuất hiện

Share This Page