Các nhà khoa học tìm ra giải pháp ít tốn kém và hiệu quả để chống nạn phá rừng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 26, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 258)

    Cứ mỗi này trôi qua, việc giảm thải carbon càng trở nên cấp bách hơn. Tin tốt là những sự nỗ lực của chúng ta dần có kết quả khá khả quan – đặc biệt là những kết quả tìm thấy trong rừng nhiệt đới.

    Rừng là một bể chứa carbon tốt, vì chúng giữ nhiều carbon trong cây hơn là thải nó ra ngoài môi trường. Và cây xanh ở rừng nhiệt đới phát triển cực tốt, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường sống ngày càng ô nhiễm của chúng ta và cả với người dân sống xung quanh khu rừng. Vì với họ, việc chặt cây rừng làm cho cuộc sống họ tốt hơn: có gỗ để bán, và việc phá rừng sẽ có thêm đất để sử dụng cho nhiều mục đích khác. Việc này không có gì là bất ngờ, ở nhiều nơi trên thế giới, bảo vệ rừng là một việc hết sức khó khăn.

    Và cách giải quyết vấn đề này là phải trả tiền cho người dân trong những khu vực như vậy để họ không chặt cây. Bạn phải cung cấp đủ để họ trang trải các khoản phí, có thể điều này không khả thi ở các khu vực giàu có hơn nhưng với những người nghèo, hỗ trợ tài chính có thể sẽ mang lại kết quả.

    [​IMG]
    Ở nhiều nơi trên thế giới, bảo vệ rừng là một việc hết sức khó khăn.

    Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Mỹ, Hà Lan và Bỉ gần đây đã thử nghiệm kế hoạch này trong một khu vực có rừng thuộc Uganda. Họ chia ngẫu nhiên 121 làng trong khu vực thành hai nhóm. Nhân viên từ tổ chức từ thiện địa phương Chimpanzee Sanctuary và Wildlife Conservation Trust đã đến các ngôi làng của một nhóm và cung cấp cho chủ đất một số tiền 28$ để đổi lấy 1 ha rừng. Sau khi kiểm tra để đảm bảo họ sẽ không chặt cây trong khu vực cam kết, những chủ hộ đồng ý sẽ nhận được khoản tiền. Các nhà nghiên cứu còn siết chặt việc kiểm tra bằng sự trợ giúp của hình ảnh vệ tinh để đảm bảo người dân không gian lận.

    Các nhà nghiên cứu và nhân viên không liên lạc với các làng thuộc nhóm thứ hai.

    Các kết quả được công bố trên tạp chí Science cho thấy các làng thuộc nhóm không tham gia chương trình đổi tiền lấy rừng bị mất 9,1% diện tích cây trong giai đoạn nghiên cứu, trong khi những nơi đồng ý với hợp đồng chỉ mất 4,2%. Các nhà nghiên cứu đã tính rằng ở nơi họ trả tiền, hơn 180 tấn khí thải carbon đã bị ngăn chặn, nếu chia ra, số tiền họ trả cho 1 tấn carbon chỉ có 0,46$. Một mức giá rẻ hơn 10 đến 20 lần so với mức giảm carbon mà bạn có thể mua từ các dịch vụ thương mại như Cool Effect hay Carbon Fund.

    Có nhiều cách để lưu trữ carbon. Chủ yếu, chuyển đổi carbon dioxit thành chất dinh dưỡng cho cây. Một số chất dinh dưỡng này sẽ được giữ trong vỏ và rễ, cho đến khi cây bị chặt đi. Một số khác lại đi vào các lá bị chôn trong đất và nó sẽ giữ carbon lại. Khi cây bị chặt, carbon sẽ giải phóng thông qua nhiên liệu đốt, suy thoái tự nhiên, và carbon trong đất xung quanh cây bị chặt cũng sẽ được giải phóng.

    [​IMG]
    Có nhiều cách để lưu trữ carbon. Chủ yếu, chuyển đổi carbon dioxit thành chất dinh dưỡng cho cây.

    Nhưng ngay cả khi người dân tham gia nghiên cứu cuối cùng vẫn chặt cây mà trước đó đã cam kết không chặt, thì lượng carbon được giải phóng vẫn chậm và ít hơn, hoàn toàn phù hợp với chi phí đưa ra. Là khí nhà kính, carbon dioxit hấp thụ và giữ nhiệt từ mặt trời. Do đó, tác động của nó đến sự thay đổi khí hậu không chỉ được tính bởi lượng CO2 tuyệt đối trong bầu khí quyển và còn phải tính đến lượng nhiệt tích lũy trong khí. Con số trên được đưa ra để đo lường những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng nóng lên trên toàn cầu do phát thải, hay nói cách khác, nó là chi phí xã hội của carbon.

    Trong nghiên cứu của Uganda, các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng giá trị thu được từ việc trì hoãn giải phóng carbon hơn khoảng 2,4 lần chi phí phải trả để giữ carbon lại trong thời gian dài hơn. Như vậy, phải chăng chúng ta đã tìm ra một giải pháp toàn diện về lâu về dài để bảo vệ rừng?

    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Các nhà khoa học tìm ra giải pháp ít tốn kém và hiệu quả để chống nạn phá rừng

Share This Page