Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với những thủ thuật tính toán và ghi nhớ thú vị này

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 16, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 263)

    Bỏ túi ngay cách tính toán nhẩm nhanh cũng như mẹo xác định thời gian cực chuẩn xác này.

    Từ xa xưa, khi công nghệ hiện đại còn chưa phát triển, ông cha ta đã biết cách tính toán, ghi nhớ hay xác định thời gian… bằng những mẹo rất đơn giản và thú vị.

    Hãy cùng khám phá những thủ thuật rất hữu ích và đơn giản dưới đây!

    1. Xác định thời gian còn lại trước khi Mặt trời lặn


    Khi không có các thiết bị xem giờ như đồng hồ hay điện thoại di động thì quan sát Mặt trời là một cách quen thuộc để xác định thời gian trong ngày.

    [​IMG]
    Bạn có thể dùng tay để xác định khi nào Mặt trời lặn.

    Từ cách đây rất lâu, con người đã khám ra cách xác định khi nào Mặt trời lặn bằng phương pháp… dùng tay để đo thời gian.

    Cụ thể, khi hoàng hôn xuống, bạn hãy khép bàn tay của mình lại và giơ về phía Mặt trời sao cho mép của ngón tay út trùng với đường chân trời. Khi mép của ngón tay trỏ phí trên "chạm vào" Mặt trời (như ảnh trên) thì điều đó có nghĩa là chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa Mặt trời sẽ lặn. Mỗi ngón tay của bạn lúc này đại diện cho 15 phút trước khi màn đêm buông xuống.

    2. Xác định Mặt trăng đang khuyết đi hay tròn dần ra


    [​IMG]
    Mẹo giúp xác định Mặt trăng đang khuyết đi hay tròn dần ra.

    Bạn đã bao giờ ngắm hình ảnh trăng khuyết và thắc mắc mặt trăng đang trong giai đoạn khuyết đi hay đang tròn dần chưa? Đừng vội tra cứu Internet bởi có một mẹo xác định rất đơn giản.

    Hãy nhớ kỹ 3 chữ cái này nhé: C, O và D!

    Chữ O là hình ảnh Mặt trăng tròn. Chữ C cho thấy Mặt trăng đang trong giai đoạn khuyết dần, còn trăng hình chữ D tức là đang ở giai đoạn tròn dần ra.

    3. Mẹo nhớ chữ số La Mã


    [​IMG]
    Mẹo đơn giản nhớ hệ chữ số La Mã.

    Dường như ai cũng có thể nhớ ký hiệu I, V, X là chữ số La Mã lần lượt đại diện cho số 1, 5 và 10. Thế nhưng bạn có tự tin nhớ được các chữ số hàng trăm, hàng nghìn được viết như thế nào không?

    Có một mẹo rất thú vị giúp bạn "muốn quên cũng khó" hệ chữ số La Mã này!

    Hãy ghi nhớ câu tiếng Anh sau:

    "My Dear Cat Loves Xtra Vitamins Intensely" (Tạm dịch: Con mèo cưng của tôi cực kỳ thích vitamin bổ sung).

    Các chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu đại diện cho các chữ số La Mã theo thứ tự giảm dần: M (1,000), D (500), C (100), L (50), X (10), V (5), I (1).

    4. Đo độ của một góc bằng bàn tay


    [​IMG]
    Đặt bàn tay sao cho ngón út song song với mép của góc bạn muốn đo bất kỳ và quy ước đó là 0°.

    Mở rộng hết cỡ bàn tay của bạn ra và đặt bàn tay lên bề mặt hoặc một góc mà bạn muốn đo. Đặt bàn tay sao cho ngón út song song với mép của góc bạn muốn đo bất kỳ và quy ước đó là 0°.

    Khi đó, góc tạo thành giữa ngón cái và ngón út sẽ xấp xỉ 90°, các ngón trỏ, ngón giữa và ngón giáp út sẽ lần lượt tạo với ngón út một góc xấp xỉ 60°, 45° và 30°.

    5. Nhân với ngón tay


    Thông thường chúng ta có thể ghi nhớ dễ dàng các phép nhân với con số nhỏ, nhưng các phép nhân với các con số từ 6, 7… trở lên khiến không ít người phải bối rối.

    [​IMG]
    Cách tính nhẩm dùng 10 ngón tay.

    Có một thủ thuật rất đơn giản giúp chúng ta tính nhẩm khi "quên bảng cửu chương" bằng cách sử dụng các ngón tay. Dưới đây là cách tính nhẩm dùng 10 ngón tay này được áp dụng với các phép nhân từ số 6 đến số 10.

    • Xòe hai bàn tay, để lòng bàn tay đối mặt với cơ thể và các ngón tay đối đầu với nhau. Đầu tiên, hãy nhớ ngón nào đại diện cho số đó. Ngón út, ngón tay đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái lần lượt đại diện cho số 6, 7, 8, 9 và 10.
    • Chạm các ngón tay đại diện cho các số mà bạn muốn thực hiện phép nhân. Chẳng hạn thực hiện phép nhân 7x6, ta chạm ngón đeo nhẫn với ngón út.
    • Đếm số các ngón tay ở mỗi bàn phía trên hai ngón đã chạm nhau rồi nhân chúng với nhau, được tích số 1
    • Đếm các ngón còn lại trên mỗi bàn tay, mỗi ngón tương đương với 10 đơn vị rồi cộng lại với nhau ta được tổng số 2
    • Cộng tích số 1 với tổng số 2, ta được kết quả của phép nhân.

    Ví dụ: thực hiện phép nhân 7x8=?

    [​IMG]
    Ví dụ về phép nhân 7x8.

    • Bước 1: Chạm 2 ngón đại diện số 7 và số 8 với nhau.
    • Bước 2: Nhân số các ngón còn lại phía trên 2 ngón vừa rồi (2x3 = 6)
    • Bước 3: Đếm các ngón còn lại trên bàn tay, mỗi ngón tương đương 10 đơn vị. (5 ngón = 50 đơn vị)
    • Bước 4: Cuối cùng cộng số vừa rồi với 6 ta được kết quả cuối cùng: 50 + 6 = 56. Như vậy kết quả cuối cùng 7x8 = 56.

    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với những thủ thuật tính toán và ghi nhớ thú vị này

Share This Page