Chiếc máy được lão nông Ninh Bình tận dụng từ vật liệu phế thải đã giúp giảm sức lao động cho người làm nông nghiệp. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nông, ông Vũ Văn Dung (57 tuổi, Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình) hiểu mỗi mùa thu hoạch lạc, bà con phải bỏ nhiều thời gian, công sức mà năng suất lại không cao. Một số người mua máy từ nước ngoài hoặc sản xuất tại Việt Nam, nhưng lại quá cồng kềnh, di chuyển khó khăn. Dù chưa qua trường lớp đào tạo kỹ thuật, nhưng với kinh nghiệm sửa chữa xe máy 20 năm, tháng 3/2014 ông Dung quyết tâm chế tạo máy vặt lạc. Hai năm trời mày mò nghiên cứu, cứ vẽ xong lại bỏ, sai thì sửa, ông Dung đã thành công. Chân và khung máy được làm bằng thép hộp mạ kẽm không gỉ, gọn nhẹ, giúp người sử dụng đưa lên xe máy, xe đạp di chuyển đến ruộng. Hệ thống bánh răng chuyển động thông qua trục. Phía bên trong có hệ thống rung lắc giúp phân loại được đất và rác bẩn ở gốc lạc sang một bên. Củ lạc rơi xuống mặt sàng sẽ tiếp tục được làm sạch bởi khay sàng cỏ làm bằng lưới giúp loại bỏ phần đất và rác nhỏ, củ sạch trên lưới sẽ đưa sang một bên. Hệ thống bánh răng chuyển động thông qua trục, bên trong được thiết kế hệ thống rung lắc giúp phân loại đất và rác sang một bên. Hầu hết vật liệu chế tạo máy được ông Dung tận dụng từ phế thải trong quá trình sửa chữa xe máy. Chiếc máy nhỏ gọn nên di chuyển dễ dàng, sử dụng trong mọi địa hình. Không chỉ tạo máy vặt lạc, những năm qua ông còn tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, nổi bật là máy cấy không động cơ thực hiện năm 2014-2015 được nhiều người ủng hộ. Sáng chế này của ông cũng được tạo ra từ đồ phế liệu, xe máy cũ. Nếu như với phương pháp thủ công, một người trong một ngày chỉ cấy được một sào ruộng thì với chiếc máy cấy không động cơ mất một giờ. Máy cấy không động cơ. Nguồn KhoaHoc.TV