Có một câu hỏi nhiều người thắc mắc sau sự kiện iPhone 7 vừa qua. Đó là: Tại sao iPhone 7 chỉ xoá phông bằng phần mềm? Câu trả lời ngắn gọn nhất chỉ có thể là do các tính chất vật lý. Theo PetaPixel, các nhiếp ảnh gia đều thừa biết rằng để tạo ra một bức hình có phông nền mờ ảo (xoá phông), cách đơn giản nhất là sử dụng ống kính khẩu lớn (dĩ nhiên, tiêu cự dài cũng là một yếu tố). Thậm chí, chỉ với một ống kính tiêu cự 35mm trên cảm biến full frame và khẩu độ ở f/1,4 cũng có thể xóa phông một cách mù mịt giúp nổi bật chủ thể hơn. Vì vậy, khi Apple giới thiệu iPhone 7 sở hữu khẩu độ f/1.8, nhiều người nghĩ nó có thể xóa phông tốt. Tuy nhiên, iPhone 7 lại dựa vào phần mềm để xoá phông. Câu hỏi đặt ra là tại sao Apple lại làm như vậy? Xoá phông phụ thuộc vào độ dài tiêu cự, khẩu độ, vành sai số (tiếng Anh: Circle of Confusion; viết tắt: CoC; thông số này bị ảnh hưởng bởi kích thước cảm biến) và khoảng cách đến chủ thể. Mặc dù camera trên điện thoại bây giờ đều có khẩu độ lớn nhưng chúng lại chỉ có một tiêu cự ngắn và giá trị của CoC quá nhỏ. Thông số camera của iPhone 7: Khẩu độ: f/1.8 Tiêu cự: 4.15mm (28mm khi quy đổi ra hệ Full Frame) Vành sai số (CoC): 0,004mm (sử dụng d/1500; cảm biến Full Frame có CoC là 0,029mm) Trên iPhone 7, khẩu độ f/1.8, điều này có nghĩa rằng khoảng cách giữa bạn với chủ thể là tối thiểu khoảng 7 feet (tức khoảng 2,1m) tất cả mọi thứ phía sau chủ thể đều hiện lên rõ nét, tức không xoá phông được/ hoặc xoá rất ít. Tuy nhiên, mọi thứ không đột nhiên mờ, mà sẽ có một thấu kính phân kỳ dần dần. Vì vậy, trong thực thế, bạn cần xoá phông nhiều để đánh bật chủ thể (đặc biệt là khi xem hình ảnh trên các thiết bị nhỏ). Trên iPhone 7 Plus sẽ tốt hơn một chút với cụm camera kép. Apple tuyên bố với ống kính tele trên iPhone 7 Plus, ảnh chụp ra sẽ tương đương với tiêu cự 56mm, khẩu độ f/2.8 trên Full Frame, quy đổi lại thì ống kính tele trên iPhone 7 Plus có tiêu cự 7.7mm. Có nghĩa là bạn chụp chủ thể ở khoảng cách 10 feet (khoảng 3m) thì nó sẽ cho ra một bức ảnh có DoF giống như trên Full Frame, tiêu cự, khẩu độ tương đương với khoảng cách đến chủ thể là 17 feet (khoảng 5,1m). Tuy nhiên, điều này không là gì so với xoá phông ở khoảng cách 1,3 feet (khoảng 0,4m), tiêu cự và khẩu độ tương đương trên cảm biến Full Frame (và tất nhiên, đừng quên rằng có những ống kính có khẩu độ f/1.4, với những tiêu cự khác nhau). Các nhà sản xuất điện thoại có vẻ quá chú ý đến kích thước của sản phẩm, vì thế các mô-đun máy ảnh rất nhỏ và nó gây ra một loạt hạn chế ảnh hưởng đến xoá phông nói riêng. Mặc dù Apple đã có bằng sáng chế quang học (như Light 16), họ vẫn sẽ phải đánh đổi độ dày và diện tích để chứa các bộ phận như vậy trong tương lai. Để xoá phông giống như trên Full Frame cho iPhone 7 thì Apple sẽ phải làm gì? Câu trả lời là họ sẽ phải tăng khẩu độ đến f/0.2. Với ống kính 4.15mm (tương đương 28mm trên Full Frame), đường kính của nó cũng phải lên đến 20mm. Đó là chưa kể đến các yếu tố như độ dày, trọng lượng, chi phí và cảm biến vân tay. Và để được như vậy thì iPhone sẽ có hình dáng thế này, khá giống với camera trên chiếc Lumia 1020, liệu bạn có chấp nhận điều đó? Minh Hùng Nguồn VNReview