(PCWorldVN) Tin xấu cho các fan của android là ứng dụng, phần mềm độc hại Android đang có chiều hướng gia tăng. 2014: Phát hiện trên 143 triệu mã độc máy tính Mã độc mã hoá dữ liệu & tống tiền Phát hiện dòng mã độc mới tấn công iOS và OS X Những ứng dụng Android gây tốn cước dữ liệu nhất Khoảng 9 % ứng dụng Android là độc hại Theo báo cáo mới nhất của Threat Internet Security từ Symantec cho thấy "17% trong tất cả các ứng dụng Android hiện nay (gần 1 triệu ứng dụng) đã được liệt vào danh mục phần mềm độc hại". Hồi năm 2013, Symantec đã phát hiện khoảng 700.000 ứng dụng có chứa virus. Hơn một phần ba tất cả các ứng dụng được Symatec đánh giá là "grayware" hoặc "crypto ransomware - là loại Trojan lây nhiễm có khả năng chiếm dụng tài nguyên của máy và biến bạn thành nơi phát tán quảng cáo. Nguy hiểm hơn, ứng dụng này còn có thể bắt cóc dữ liệu của bạn và chỉ khi trả tiền chuộc thì mới có thể lấy lại được những thứ lưu trên thiết bị Android. Tổng quan ứng dụng mã độc năm 2013-2014. Làm sao để được an toàn Tin tốt đối với người dùng là các ứn dụng này khó tiếp cận với người dùng nếu chúng ta được đảm bảo từ nguồn đáng tin cậy như Google Play Store. Hãng bảo mật này cũng không chỉ ra rằng có bao nhiêu phần mềm độc hại trong hơn trong danh sách 1 triệu vừa được cảnh báo có trong kho ứng dụng dụng. Giám đốc bảo mật của Symantec thừa nhận có một số xuất hiện trong kho ứng dụng, nhưng con số này không cao. Nếu bạn tải từ các chợ ứng dụng Android khác, từ nhà sản xuất, qua đường dẫn gắn trong email hoặc trên các trang torrent thì đồng nghĩa với việc nguy cơ rủi ro lây nhiễm virus trên điện thoại là rất cao. Những kho ứng dụng bên ngoài Một chợ ứng dụng bên thứ 3 Symantec sử dụng phần mềm Norton Mobile Insight để thu thập thông tin hơn 200 cửa hàng ứng dụng Android về khả năng download và phân tích hơn 50.000 ứng dụng và cập nhật mỗi ngày trong năm 2014. Hầu hết các phần mềm độc hại được tìm thấy bởi Symantec đều đang tìm cách ăn cắp dữ liệu cá nhân như số điện thoại và danh sách liên lạc, sau đó bán ra chợ đen trên Internet. Một số ứng dụng nhiễm độc có thể khiến điện thoại của bạn tự động gửi tin nhắn văn bản tới các dịch vụ SMS, lan truyền quảng cáo qua các ứng dụng khác nhau hay thay đổi nhạc chuông mặc định bằng thông tin quảng cáo... Phần lớn các ứng dụng độc hại này thường xuất hiện ở những nước không thể truy cập vào Google Play và phải dựa trên chợ ứng dụng của bên thứ ba. Còn đối với hệ điều hành iOS? Symantec phát hiện tổng cộng có 3 ứng dụng bị nhiễm trong cửa hàng iTunes hồi năm 2014 vừa qua. Nguồn PC World VN