(PCWorldVN) Gần như thói quen, hễ bạn muốn tìm kiếm thông tin gì đều chạy đến 'hỏi Google', thậm chí đó là thông tin cá nhân của một người nào đó. Liệu đây có phải là điều tốt? Google lại bị tố 'bóp méo' kết quả tìm kiếm Google Mobilegeddon và những điều cần biết Google muốn kết hợp các mạng di động Chúng ta đều biết rằng lạm dụng Google có thể gây ra vấn đề cho nhiều người. Ví dụ, người đang kiếm việc làm trực tuyến phải điền một núi thông tin về bản thân, thậm chí cả thông tin gia đình và nhà tuyển dụng trước khi muốn gọi điện mời phỏng vấn cũng “điều tra” sơ bộ thông tin ứng cử viên ấy trên mạng, ít ra cũng cố tìm thông tin trên Facebook hay LinkedIn. Thậm chí, chuyện tìm hiểu thông tin cá nhân qua Google còn xuất hiện tại tóa án. Chúng ta cũng đều biết toà án không thể (và không nên) dựa vào thông tin của Google để làm cơ sở cho bất kỳ phán quyết nào. Nếu cách nay 5 năm, một người nào đó có những lời nói rất phản cảm, rất chống đối về một điều gì đó trên mạng xã hội nhưng nay lại bị lôi lên làm bằng chứng thì sẽ thế nào? Đó là hệ quả của khả năng tìm kiếm quá sâu rộng. Khi dựa nhiều quá vào Google, chúng ta còn đủ sáng suốt? Nhưng thực tế vẫn vậy. Chúng ta vẫn Google bất kỳ ai mà chúng ta muốn biết thông tin về họ, người mà ta mới quen. Đôi khi đó là việc làm cần thiết, nhưng lắm lúc đó chỉ là tò mò, thậm chí là rảnh rỗi. Đó giống như một thứ văn hóa Google: tôi có thể biết được thông tin thì tại sao tôi lại không cần biết? Nhưng nếu bạn tìm thông tin một ai đó và rồi nói cho người đó rằng bạn vừa lục lọi thông tin của người ấy, ắt hẳn người ấy sẽ “xoắn” lên một chút rồi tự hỏi làm thế nào bạn có thể làm được điều ấy. Theo tiến sỹ Ganim Barnes, giám đốc trung tâm nghiên cứu tiếp thị ở UMass Dartmouth, trong nghiên cứu của bà có tựa là “Reaching the Wired Generation: How Social Media is Changing College Admission” (PDF), có đến 21% các trường đại học và cao đẳng cho rằng họ truy tìm thông tin và tuyển sinh viên dựa trên thông tin trên các mạng xã hội, nhất là các sinh viên nộp đơn vào xin học bổng hoặc chương trình nào hạn chế về số lượng. Bà nói :”Đây là số liệu thú vị và khiến mọi người ngạc nhiên. Mọi người cần biết rằng chúng ta hiện đang sống trong thời đại mới, thời đại của một trong những điều hoàn toàn trong suốt: bạn có thể thấy, và nghe, và xem người khác làm những gì rõ ràng hơn bất kỳ thời kỳ nào khác.” Vậy thì thời đại “trong suốt” này có phải thứ đáng lo hay không? Theo bà Barnes, “vài người cho rằng tốt, vài người thì không. Còn với tôi, đó chỉ là thực tế.” Vậy nên nếu chúng ta không Google ai đó mới quen thì chúng ta đã đi sau thời đại. Vì đã có nhiều công ty khởi nghiệp trong ngành dịch vụ tìm kiếm thông tin này có thể cung cấp cho khách hàng rất nhiều thông tin về cá nhân nào đó, sử dụng nó để giúp kết nối con người có cùng sở thích, suy nghĩ với nhau. Như Lynn Perkins, CEO của trang web Urban Sitter, chuyên kết nối các gia đình với người trông trẻ, cho biết cả phía gia đình và người trông trẻ đều tạo ra các hồ sơ cá nhân (profile) sử dụng Facebook Connect, là tính năng lấy vài thông tin trong mục Info Facebook vào profile Urban Sitter. Từ đó, các profile này sẽ được khớp với các thông tin khác như tại sao một người trông trẻ thích trẻ em hay có bao nhiêu trẻ nhỏ trong một gia đình và chúng có độ tuổi bao nhiêu. Cũng có một hệ thống đánh giá bên trong trang web này để các gia đình có thể xem và đánh giá về độ tin cậy hoặc kỹ năng của người trông trẻ; đồng thời người trông trẻ có thể thấy gia đình nào đó có thói quen thường xuyên sa thải người trông trẻ hay không. Nhưng theo Perkins, cho dù thông tin sẵn có như vậy nhưng gia đình và người trông trẻ đều "Google lẫn nhau", tìm những thứ nội dung “tiêu cực” như có “tiền án” nào hay không. Theo bà, một loại thông tin mà người trông trẻ luôn muốn tìm hiểu là nghề nghiệp thực sự của cha mẹ mà họ định nộp đơn. Chúng ta sử dụng internet như một công cụ nghiên cứu, công cụ học tập, công cụ kết nối, công cụ làm việc. Vậy tại sao chúng ta lại từ chối thông tin của chính chúng ta có trên Internet? Trừ khi chúng ta biết có ai đó phải hứng chịu “tai nạn” từ thông tin mà Internet mang lại. Đã có vài ví dụ đau thương và hiểu lầm bắt nguồn từ Internet. Đó là lỗi văn phạm, lỗi chính tả, không nhớ từ vựng mới, đó là ảnh hưởng của đa văn hoá. Chúng ta không biết có nên kết bạn với ai đó mới quen hay không, hay tạo dựng và theo đuổi mối quan hệ mới hay không. Chúng ta cần tự nhắc nhớ mình rằng hãy sử dụng Google một cách sáng suốt, có đầu óc. Nếu bạn ghét người ăn thịt chó và muốn biết kẻ mới gặp có ăn thịt chó hay không. Có thể Google sẽ giúp bạn trả lời được. Nhưng không phải vì lý do đó mà bạn khước từ mối quan hệ với người ấy ngay lập tức. Google không phải là bộ lọc mối quan hệ của chúng ta, phải vậy không? Nguồn PC World VN