Văn hoá “BYOD”: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Apr 16, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 339)

    (XHTT) Không có gì ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp đang phải đề phòng với văn hoá BYOD (Bring Your Own Devices - Sử dụng thiết bị công nghệ cá nhân cho công việc). Câu hỏi đặt ra cho các cuộc tranh luận thường bắt đầu bằng: Liệu khi cho phép sử dụng các thiết bị công nghệ cá nhân phục vụ công việc có làm giảm khả năng kiểm soát và tạo ra các lỗ hổng an ninh cho doanh nghiệp hay không?


    [​IMG]Ông Chin Ying Loong, Phó chủ tịch Khối Phần Mềm Lớp Giữa, Oracle Khu vực Đông Nam Á đưa ra một số giải pháp dành cho Doanh nghiệp ứng dụng trong thời đại di động.


    BYOD và sự nghi ngại từ các doanh nghiệp
    Theo ông Chin Ying Loong, Phó chủ tịch Khối Phần Mềm Lớp Giữa, Oracle Khu vực Đông Nam Á, một nghiên cứu mới đây của Oralce dựa trên những ý kiến thu thập từ những nhân viên an ninh mạng cấp cao cho thấy: Doanh nghiệp vẫn tỏ ra nghi ngại với văn hoá BYOD. Theo nghiên cứu này, 44% không đồng tình với việc cho phép nhân viên sử dụng thiết bị công nghệ cá nhân cho mục đích công việc hoặc chỉ cho phép với những trường hợp đặc biệt, ngoài ra 29% cho rằng chỉ nên cho phép BYOD với các nhân viên cấp cao. Chưa đến 10% hoàn toàn đồng ý với văn hoá BYOD.

    Những con số này cho thấy đa phần các doanh nghiệp đều tỏ ra nghi ngại với văn hoá BYOD. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng, BYOD đã tồn tại từ lâu trong mỗi doanh nghiệp, bằng chứng là nhân viên của họ đã và luôn mang những thiết bị cá nhân tới cơ quan để làm việc, bất kể các chính sách của công ty. Vậy nên hay không nên cấm đoán văn hoá BYOD? Liệu việc hạn chế này có thể tăng cường tính bảo mật cho doanh nghiệp hay sẽ làm tình hình trở nên phức tạp hơn khi nhân viên vẫn sẽ cố tình sử dụng các thiết bị cá nhân tại doanh nghiệp mà không có sự giám sát của bộ phận CNTT (công nghệ thông tin)?

    Và đâu sẽ là giải pháp cho doanh nghiệp khi họ thực sự muốn tăng cường khả năng kiểm soát về CNTT và bảo vệ dữ liệu? Câu trả lời là doanh nghiệp sẽ phải dần thích ứng với văn hoá BYOD và thiết lập một mạng lưới an ninh phù hợp để đảm bảo an ninh dữ liệu nhưng vẫn tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên.

    Thích ứng với một xu hướng mới
    Việc nghi ngại văn hoá BYOD xuất phát từ những lo lắng về một môi trường làm việc phức tạp và sự khó khăn trong việc kiểm soát hàng loạt thiết bị cá nhân từ bộ phận CNTT. Trên thực tế, một chiến lược BYOD được cân nhắc kỹ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng các biện pháp bảo mật doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho thông tin cá nhân của nhân viên.

    Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc áp dụng văn hoá BYOD qua chiến lược COPE (Corporate-Owned, Personally Enabled – là ứng dụng cung cấp cho nhân viên những thiết bị thuộc quyền sở hữu của công ty kèm những tính năng để cá nhân hoá). COPE cho phép nhân viên cùng phối hợp với các bộ phận CNTT để chọn ra các thiết bị và ứng dụng mà họ cần cho công việc. Điều này cho phép bộ phận CNTT dễ dàng quản lý các thiết bị một cách an toàn và hiệu quả.

    Khi nói đến một văn hoá BYOD toàn diện, bộ phận CNTT không những phải kích hoạt và quản lý các thiết bị đang được sử dụng để truy cập vào mạng lưới công ty, mà họ cũng cần phải đưa ra các biện pháp bảo mật chắc chắn (nhưng không ảnh hưởng tới trải nghiệm cá nhân của người dùng). Với doanh nghiệp sử dụng văn hoá BYOD, việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng quan trọng tương đương với việc bảo mật dữ liệu.

    Vấn đề an ninh trong thời kỳ di động
    Những nghi ngại về bảo mật khiến doanh nghiệp “đau đầu” tìm cách giải quyết. Một khi chấp nhận văn hoá BYOD, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc để xây dựng các ứng dụng phù hợp vừa bảo đảm an ninh cho doanh nghiệp, vừa tôn trọng các vấn đề cá nhân của nhân viên.

    Sẽ như thế nào nếu chiếc điện thoại chứa những dữ liệu quan trọng của nhân viên bị lấy cắp hay nhân viên đó bất ngờ thôi việc? Lấy ví dụ từ ứng dụng MDM (Mobile Device Management - Quản lý thiết bị di động) của Oracle, trong trường hợp này, mọi dữ liệu bao gồm cả những dữ liệu cá nhân lưu trữ trong chiếc điện thoại đó sẽ bị xoá sạch. Một ứng dụng quản lý khác để cùng kết hợp là MAM (Mobile Application Management - Quản lý ứng dụng thiết bị di động) - Một ứng dụng quản lý phát triển trên nền tảng MDM chỉ tập trung vào những dữ liệu từ doanh nghiệp, tách rời khỏi những ứng dụng hay thông tin cá nhân của người dùng - Người dùng sẽ không phải lo lắng vì những dữ liệu cá nhân sẽ không bị xoá đi. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chỉ có thể quản lý những ứng dụng hay dữ liệu thuộc về họ và hoàn toàn không thể truy cập vào những dữ liệu cá nhân của nhân viên.

    Trong thời đại số hiện nay, nhân viên văn phòng chắc chắn sẽ cảm thấy năng suất làm việc tăng lên khi họ có quyền sử dụng những thiết bị phù hợp với cuộc sống và công việc của họ. Doanh nghiệp ngày nay có thể cung cấp cho nhân viên sự tự do hoàn toàn trong việc sử dụng các thiết bị cá nhân dưới sự kiểm soát của CNTT mà không làm ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo an ninh.

    Long Thành

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Văn hoá “BYOD”: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Share This Page