(XHTT) Tại lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Ada Lovelace, cỗ máy tính đầu tiên của loài người do bà cùng Charles Babbage thiết kế cuối cùng đã được chế tạo nhờ trí tưởng tượng của Sydney Padua. Cỗ máy phân tích dữ liệu gồm: (1) Ổ cứng; (2) Bộ xử lý trung tâm; (3) Nguồn; (4) Máy in; (5) Chương trình; (6) Hệ điều hành; (7) Phím số “Chắc chắn còn nhiều điều về Ada Lovelaces vẫn còn nằm trong bí ẩn”, Martha Lane Fox, Hiệu trưởng trường đại học Open University tuyên bố trong khi kêu gọi phụ nữ tham gia tích cực hơn nữa vào lĩnh vực công nghệ - một phần kế hoạch mới của bà nhằm đưa Internet đến cho tất cả mọi người trên trái đất. Đáng ngạc nghiên, cô con gái rượu của Huân tước Byron chỉ được vinh danh sau khi chết. Sinh trưởng trong môi trường quý tộc phần lớn thời gian chỉ dành cho thơ ca và tiệc tùng, Lovelace tình cờ gặp nhà toán học Charles Babbage người có dự định lớn làm ra một chiếc máy biết làm tính đặt tên là Difference Engine, và một chiếc máy có khả năng phân tích dữ liệu - Analytical Engine, cỗ máy sau đó được chính Lovelace lập trình. Nhưng ngay sau đó bi kịch đã xảy ra – Lovelace đột tử khi chỉ mới 36 tuổi đời và đứa con tinh thần của họ đã không bao giờ được sinh ra. Ada Lovelace Giờ đây "mẹ đẻ" cho ngành công nghiệp máy tính cuối cùng đã có cơ hội thấy được khả năng tiềm tàng của mình. Theo tác giả của cuốn truyện tranh "Cuộc phiêu lưu sống động của Lovelace và Babbage", cặp đôi huyền thoại đã được hồi sinh để hoàn tất những gì họ đã nhen nhóm. “Tôi cho rằng sẽ là ngu ngốc nếu để họ chết với cỗ máy giang dở khi câu chuyện kết thúc. Ngoài ra, tôi cũng muốn biến bi kịch thành hài kịch. Sẽ không thể có câu chuyện hài nào mà trong đó nhân vật chính đều chết còn con đẻ của họ mãi mãi không được sinh ra”. Là người vẽ tranh minh họa cặp đôi này vài năm trước trong ngày kỷ niệm Ada Lovelace, sự kiện hàng năm vinh danh những phụ nữ có đóng góp lớn cho khoa học và kỹ thuật. Sự thành công của bộ tranh này đã khích lệ Padua phát triển thành phim hoạt hình trên blog cá nhân đồng thời lần đầu tiên ra mắt cuốn truyện tranh của mình. Lúc thăng, lúc trầm. Đó là số phận đáng buồn của Lovelace và kế hoạch của bà, Padua đã dùng ngòi bút xoay chuyển lịch sử, vẽ ra bức tranh trong đó những cỗ máy khổng lồ được tạo bởi các nhà quý tộc. Kết quả là, hình tượng những kỹ thuật gia với thời trang của thời kỳ đầu máy hơi nước với quần kỵ sỹ hút tẩu thuốc đã làm sửng sốt cả Lane Fox. Chưa hết, với việc tạo ra kiệt tác công nghệ đó, Lovelace và Babbage đã được diện kiến các nhân vật nổi tiếng thời Victoria, từ Nữ hoàng Victoria, người đã yêu càu sử dụng cỗ máy này để chống lại cái ác, tới tiểu thuyết gia George Eliot, người đã bị lạc lối trong chính mê cung của cỗ máy. “Điều đó thực ra giống như trải nghiệm của chính tôi trong mê lộ của máy điện toán thời nay”, Padua thú nhận. Cuốn truyện không chỉ đơn giản ca tụng tài năng của lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới, nó còn khuyến khích chúng ta biến trí tưởng tượng thành những sản phẩm công nghệ giúp ích cho loài người - như Lovelace đã làm. Và điều đó là nguồn động lực vô bờ bến cho nhân loại thời nay. Tùng Lâm (Theo theguardian.com) Nguồn Xã hội thông tin