(PCWorldVN) Rất có thể Windows sẽ được Microsoft mở ra , khi mà Nadella đã mở mã nguồn .Net và đưa Azure hỗ trợ nền tảng Linux. 10 lý do mã nguồn mở đang chinh phục thế giới Mã nguồn mở đẩy nhanh đổi mới công nghệ Mã nguồn mở - không còn là vấn đề của tương lai 15 ứng dụng nguồn mở sáng giá cho Microsoft Windows Nguồn mở có cải thiện được tính bảo mật? Điều không thể đang trở thành có thể tại Microsoft. Tại sự kiện nguồn mở ChefCon diễn ra tuần qua, một kỹ sư Microsoft Mark Russinovich phải thốt lên câu nói trên khi biết rằng Microsoft có thể mở mã nguồn Windows của họ. Trong thế giới hệ điều hành (OS), có 2 loại chính: nguồn đóng và nguồn mở. Các hệ điều hành nguồn đóng phổ biến gồm có Windows và OS X của Apple. Hai OS này được liệt vào nguồn đóng là bởi vì mã nguồn của cả hai không ai bên ngoài có được. Ngược lại, nguồn mở có nghĩa là cộng đồng công nghệ có thể truy cập đến tầng thấp nhất là mã nguồn của OS, cho phép chỉnh sửa và tạo ra những bản OS khác nhau dựa trên bản gốc. Ví dụ điển hình nhất cho OS nguồn mở là Linux với vô vàn phiên bản khác nhau. Chuyện tranh cãi về các ứng dụng nguồn mở đã có từ lâu và luôn là đề tài nóng. Phe ủng hộ nguồn mở cho rằng nếu để cho người dùng truy cập đến mã nguồn thì nền tảng đó sẽ trở nên mạnh hơn, hấp dẫn hơn vì có sự đóng góp của nhiều người. Tuy nhiên, trong trường hợp của Microsoft, quản lý mã nguồn và không công khai nó lại là lợi thế cạnh tranh, mang về cho họ hàng tỷ USD. Windows có được mở mã nguồn sẽ còn là câu truyện dài kỳ trên bàn họp của Microsoft. Microsoft biến Windows thành nguồn mở có thể sẽ mang lại một ý nghĩa khác đối với công ty này. Mã nguồn Windows là mảnh đất thần thánh dưới thời của Bill Gates và Steve Ballmer, và Microsoft không hề có ý định cho một ai đó bên ngoài "táy máy" đến mã nguồn của họ. Quản lý một nền tảng đóng kín như vậy cũng có nghĩa là quản lý cả các phiên bản cập nhật, quản lý trải nghiệm người dùng và cuối cùng là quản lý chu trình doanh thu của Windows. Nhưng trong suốt năm vừa qua, từ khi Satya Nadella ngồi vào vị trí CEO của Microsoft, hãng bắt đầu nhưng rất từ từ thay đổi mô hình kinh doanh. Microsoft không chỉ là công ty phần mềm đơn thuần nữa, mà Nadella năm ngoái đã nói rằng Microsoft cần tập trung vào các dịch vụ đám mây và di động, trở thành doanh nghiệp làm được mọi thứ, không riêng gì PC. Mục tiêu của ông là tăng doanh thu và đạt thành công thông qua các dịch vụ như Office 365, là tập ứng dụng nền đám mây, trong đó có Word và Excel, và hướng đến người dùng thông qua các dịch vụ ấy, cho dù họ có sử dụng hệ điều hành nào đi nữa. Cuối năm nay, Microsoft có kế hoạch tung ra Windows 10, là bản cập nhật mới nhất trong dòng hệ điều hành thống trị thế giới bấy lâu của họ. Đây là lần đầu tiên Microsoft đưa ra phiên bản mới này miễn phí cho mọi khách hàng đang sử dụng Windows 7 và Windows 8. Microsoft thậm chí còn tiến xa hơn nữa, đưa cả bản cập nhật miễn phí cho bất kỳ ai dùng bản Windows lậu. Động thái này không phải chứng minh rằng Microsoft đang vất bỏ cái cũ, nhưng cho thấy họ muốn thay đổi, họ tin vào tương lai của những sản phẩm, dịch vụ khác, chứ không riêng gì Windows. Nhưng theo tờ Wired, mặc dù Microsoft muốn thay đổi Windows nhưng họ lại không chính thức khẳng định Windows sẽ thành nền tảng nguồn mở, chí ít là trong năm nay. Nhưng Russinovich khẳng định Microsoft đã bàn bạc đến vấn đề này và sẽ còn tiếp tục nói đến chuyện đó. Những thảo luận kiểu như vậy cách nay 1 thập kỷ, dưới thời của Bill Gates và Steve Ballmer, có lẽ sẽ bị loại ngay từ đầu vì ai nêu ra vấn đề ấy trên bàn họp sẽ bị xem là đi ngược lại với văn hóa doanh nghiệp của Microsoft. Nhưng cựu quản lý Windows Jim Allchin từng nói câu nói nổi tiếng hồi năm 2001 rằng: "Nguồn mở là kẻ hủy diệt tài sản trí tuệ. Tôi không thể tưởng tượng được một thứ gì đó có thể tệ hơn nguồn mở đối với kinh doanh phần mềm và kinh doanh sở hữu trí tuệ." Vài tháng sau câu nói ấy, Steve Ballmer nói trên tờ thời báo Chicago Sun rằng: "Linux là chứng ung thư, gắn liền với mọi thứ mà nó chạm đến. Đó là cách mà giấy phép phần mềm có tác dụng." Nhưng đến nay, mọi thứ đều thay đổi. năm ngoái, Microsoft chuyển framework .Net thành nguồn mở. Framework này do Microsoft tạo ra để giúp các nhà phát triển tạo ứng dụng cho Windows. Đến nay, các nhà phát triển có thể sử dụng nó để tạp ứng dụng trên các nền tảng khác. Còn nền tảng điện toán đám mây Azure của Microsoft bây giờ cũng hỗ trợ Linux. Theo một báo cáo hồi năm ngoái, ít nhất 20% những máy ảo Azure hiện đang chạy Linux, không chạy Windows. Theo người phát ngôn của Microsoft: "Chúng tôi chưa có bất kỳ chính sách nào hay thay đổi mô hình kinh doanh nào về nguồn mở đối với Windows." Nguồn PC World VN