Cuối năm 2015 - Thời điểm chín muồi để triển khai 4G tại Việt Nam

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Feb 27, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 344)

    (XHTT) Việc triển khai 3G một cách khôn ngoan đã đem lại cho Việt Nam những thuận lợi trong việc áp dụng và phổ biến công nghệ này. Và điều này cần tiếp tục được phát huy trong công cuộc phát triển 4G. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các hãng công nghệ lớn có mặt tại Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc chơi 4G, dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2015.


    Công nghệ 4G (Fourth Generation) là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1-1,5 Gbps, tức là gấp hơn 40 lần tốc độ băng thông cao nhất của dịch vụ 3G. Hiện trên thế giới đã có hơn 300 nhà mạng triển khai công nghệ này và phần lớn các mẫu smartphone cao cấp hiện đã tích hợp công nghệ 4G. Năm 2014, thế giới có khoảng 450 triệu thuê bao 4G và dự kiến, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, đạt 830 triệu vào năm 2015. Vì vậy, việc triển khai 4G tại Việt Nam là tất yếu. Vấn đề là, triển khai khi nào để mang lại lợi ích cao nhất.

    Sẽ đấu giá tần số 4G vào cuối năm 2015.

    Các chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn tần số và thời điểm để triển khai công nghệ mới cũng đem lại sức cạnh tranh và phổ cập dịch vụ mới cho người dân. Việt Nam không phải là quốc gia triển khai 3G sớm, nhưng triển khai 3G vào thời điểm chín muồi về công nghệ với giá thiết bị giảm và nhiều thiết bị đầu cuối hỗ trợ. Điều này thể hiện tầm nhìn và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước giúp cho người dân có thể cung cấp dịch vụ 3G với giá cả phù hợp và để người dân có cơ hội sử dụng dịch vụ này cũng như làm tăng hiệu quả triển khai 3G cho các nhà mạng. Các mạng di động cho biết, cho đến thời điểm này, đã có khoảng hơn 30% thuê bao di động sử dụng 3G và dự kiến đạt trên 50% thuê bao sử dụng 3G vào cuối năm nay.

    [​IMG]

    Các mạng di động cho biết, đến thời điểm này đã có khoảng hơn 30% thuê bao di động sử dụng 3G

    và dự kiến đạt trên 50% thuê bao sử dụng 3G vào cuối năm nay.

    Cục Trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Đoàn Quang Hoan cho biết: “Thủ tướng đã quyết định sẽ thực hiện cơ chế đấu giá cấp phép băng tần. Hiện nay, Cục Tần số đang xây dựng hồ sơ đấu giá và dự kiến phiên đấu giá tiến hành chậm nhất vào đầu 2016, thậm chí nếu nhanh có thể diễn ra vào cuối năm 2015”.

    “Chúng tôi sẽ thực hiện việc bán đấu giá đối với băng tần 2.3 GHz và 2.6 GHz, còn với băng tần 850/900/1800 MHz, chúng tôi muốn xem xét thỏa thuận với các doanh nghiệp để phân bổ lại. Bộ sẽ tiến hành để các doanh nghiệp có thể sớm sử dụng các băng tần này”, ông Hoan nói thêm.

    Một giải pháp nữa cũng đang được Việt Nam đẩy mạnh là số hóa truyền hình. Dự kiến, đến năm 2020, tất cả các tỉnh, thành phố ở Việt Nam sẽ hoàn thành số hóa truyền hình. Năm 2018, về cơ bản, các tỉnh, thành phố ở đồng bằng đã tắt sóng analog hoàn toàn, giải phóng băng tần truyền hình cho di động. Vì thế, Việt Nam đang xem xét khả năng có thể cấp phép phát triển băng rộng trong băng tần truyền hình trước năm 2018, để sớm triển khai 4G LTE ở băng tần thấp.

    Cần triển khai 4G càng sớm càng tốt

    Ông Joon Ho Park, Phó chủ tịch cấp cao của Samsung, phụ trách marketing và bán hàng phân tích, 4G LTE mang lại lợi ích không chỉ cho nhà mạng, mà còn cho cả người dùng, cũng như xã hội, chẳng hạn như chi phí đầu tư chỉ bằng 1/4 so với 3G, hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn 3,8 lần, chi phí vận hành bảo trì chỉ bằng 38% so với 3G. Trong khi đó, giá thành thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G ngày càng rẻ. Ngay trong năm 2015, con chip Snapdragon 210 của Qualcomm sẽ tạo điều kiện cho làn sóng smartphone 4G với mức giá dưới 100 USD đổ bộ thị trường.

    Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia cũng cho rằng, năm 2015 là năm chín muồi cho Việt Nam triển khai 4G, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không thể triển khai 4G đại trà ngay được, các nhà mạng nên lựa chọn triển khai trước 4G tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM …

    Theo ông Nam, công nghệ 4G là bước phát triển kế tiếp của công nghệ vô tuyến, nên hoàn toàn có thể tận dụng cơ sở hạ tầng mạng của công nghệ 2G và 3G. Đối với nhà mạng đã và đang sử dụng các giải pháp của Nokia, thì việc nâng cấp lên 4G rất thuận lợi, đơn thuần chỉ là nâng cấp phần mềm, còn phần cứng vẫn có thể tiếp tục sử dụng.

    Nha Trang (Tổng hợp)

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Cuối năm 2015 - Thời điểm chín muồi để triển khai 4G tại Việt Nam

Share This Page