Định luật Moore vẫn áp dụng được cho chip 7nm

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Feb 25, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 361)

    (PCWorldVN) Ngành công nghiệp sản xuất chip đang rơi vào lối mòn về công nghệ và Intel đang muốn vượt qua. Nhưng trước mắt, họ phải xử lý được những vấn đề trong quy trình sản xuất 14nm hiện tại.


    Cuối cùng thì những cách thông thường trong sản xuất chip vi xử lý, chip đồ họa và các thành phần silicon khác cũng đã không còn thực tiễn nữa. Tuy vậy, theo như các nhà nghiên cứu của Intel họp nhau tại sự kiện ISSCC (International Solid-State Circuits Conference) trong tuần qua, vẫn còn vài năm nữa thì những giải pháp truyền thống mới "hết hạn".

    Intel lên kế hoạch trong vài trang giấy, về một thiết kế chip mới mà họ vừa tiết lộ tại ISSCC ở San Francisco. Đây là hội nghị chuyên ngành quan trọng về thiết kế chip. Tại hội nghị này, kỹ sư kỳ cựu của Intel, Mark Bohr, cũng bàn về kế hoạch chuyển quy trình sản xuất chip 14nm sang 10nm và thậm chí thấp hơn nữa.

    [​IMG]
    Intel tin rằng công nghệ vi xử lý hiện thời có thể áp dụng được cho quy trình 10nm (dự kiến có thể kéo dài đến 2016) và 7nm (đến 2018).

    Trong cuộc nói chuyện với báo giới, Bohr nói Intel tin rằng công nghệ vi xử lý hiện thời có thể áp dụng được cho quy trình 10nm (dự kiến có thể kéo dài đến 2016) và 7nm (đến 2018) mà không phải tốn nhiều chi phí chuyển sang các phương pháp sản xuất khác cực kỳ đắt đỏ như tia laser.

    Hội nghị ISSCC không gì khác ngoài phương diện kỹ thuật. Năm nay - 2015 đánh dấu 50 năm định luật Moore ra đời. Triết lý của người thành lập Intel, ông Gordon Moore, cho rằng mật độ transistor tăng gấp đôi cứ mỗi 18 tháng. Thực tế, điều này có nghĩa là chip silicon hiện có trong PC, điện thoại, máy chủ và nhiều thiết bị điện toán khác có thể chạy nhanh hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác cứ mỗi khoảng 2 năm.

    Quy trình sản xuất chip silicon rất phức tạp, và Intel cũng nghĩ đến vài phương pháp sản xuất mới trong tương lai, trong đó có việc sử dụng ánh sáng. Chip được vẽ trên tấm silicon bằng ánh sáng, và các nhà sản xuất phải điều khiển được bước sóng ánh sáng để đạt được những bước cải tiến mới trong quy trình sản xuất. Nếu ngành công nghiệp này không làm được điều đó hoặc không thể làm giảm chi phí sản xuất thì ngành công nghiệp vi xử lý sẽ bị chững lại.

    [​IMG]
    Sơ đồ của Intel cho thấy sự cải thiện về giá và kích thước của transistor qua những thế hệ quy trình sản xuất.
    Công nghệ Intel "Broadwell" 14nm đang trở lại
    Tuy vậy, Intel vẫn có được những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Trong 5 trang giấy mà Intel trình bày tại ISSCC, thì có đến 3 trang nói đến công nghệ 14nm. Hãng công nghệ Mỹ cũng đề cập đến công nghệ 10nm.

    Thực chất, Intel đã buộc phải sản xuất bằng quy trình 14nm Broadwell cách nay vài tháng nhưng vấp phải một số vấn đề kỹ thuật. Họ hy vọng không vấp phải cùng lỗi ấy trong quy trình 10nm. Theo Bohr, Intel đánh giá sai mức độ học biết quy trình mới vì khi áp dụng quy trình 14nm, họ cần phải thêm nhiều tầng xử lý hơn, phải tinh chỉnh nhiều hơn và cần thời gian thí nghiệm kỹ càng hơn. Đến nay, Intel đã thuần thục hơn với quy trình 14nm so với thời gian mới bắt đầu và có thể cuối năm nay, chip 14nm của họ sẽ phổ biến hơn trên thị trường.

    Bohr cũng cho biết quy trình sản xuất 10nm mà họ đi tiên phong sẽ nhanh hơn 50% so với quy trình 14nm khi xét về các bước xử lý lớn mỗi ngày. Đây là dấu hiệu tốt đối với phần lớn thị trường PC vì hầu hết hệ thống máy tính đang dùng chip của Intel.

    Nhưng toàn ngành công nghiệp chip nếu muốn có được những thay đổi đột phá thì phải mất đến ít nhất là vài năm nữa.

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Định luật Moore vẫn áp dụng được cho chip 7nm

Share This Page