Hàng năm, cứ cách Tết âm lịch 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, trên các diễn đàn, hội nhóm nấu ăn, những công thức, hình ảnh về mứt Tết được chị em chia sẻ rất nhiều. Ai cũng hào hứng tìm hiểu và làm ra cho mình những sản phẩm ưng ý. Trước đây, tự làm mứt Tết ở nhà dường như chỉ là một thú vui của các chị em nội trợ. Mỗi người thường chỉ làm 1-2 loại mứt vừa để thử nghiệm "tay nghề", vừa khoe với bạn bè và mời khách. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, khi mứt bẩn, không đảm bảo vệ sinh ngày càng tràn lan ngoài thị trường thì việc tự làm mứt tại nhà không chỉ là thú vui nữa. Với phần lớn chị em, công việc tự làm mứt Tết để đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa để ăn ngon lại có giá thành rẻ hơn nhiều. Xem thêm các cách làm mứt Tết: Hai cách làm mứt dứa siêu ngon Tết này mới lạ với mứt đu đủ xanh Mứt khoai lang rộn ràng vui Tết Cách làm mứt bí đao thật ngon Mứt sợi cà rốt, vỏ cam thơm ngon dịp Tết Tự làm mứt cho an toàn Cũng giống như nhiều bà nội trợ với sự lo lắng về mứt bẩn đang trà trộn và bán nhiều ngoài thị trường, chị Dung (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ, "Vừa rồi mình đọc mấy bài báo cho biết phát hiện ra những cơ sở sản xuất mứt cổ truyền nhiểm bẩn, phơi trên sân có gia cầm đi lại mà cảm thấy sợ quá! Nếu không biết thì có lẽ ai cũng sẽ ăn rất nhiều mứt bẩn, mất vệ sinh vào người. Vì thế, năm nay mình quyết tâm tự tay làm nhiều mứt. Các năm trước, mình làm ít lắm, chủ yếu làm chơi, cho vui thôi. Nhưng bây giờ thì có lẽ không chỉ là một thú vui nữa, mà nó sẽ là nhiệm vụ của mình. Để bảo vệ sức khỏe của cả nhà thì điều này đáng để bỏ công sức ra làm. Như nhiều chị em khác cũng thế, không chỉ làm mứt đâu mà các món ăn Tết khác cũng vậy, như giò, chả, nem chua, bò khô... đều tự làm hết. Tất cả vì sức khỏe gia đình mình thôi". Tự làm mứt đối với Mỹ Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An) giống như công việc hàng ngày và giáp Tết nào Ngọc cũng làm Không chỉ thế, khi làm mứt, nhiều chị em cũng cho biết, có thể điều chỉnh công thức phù hợp ăn sẽ vừa miệng hơn. Chẳng hạn bên ngoài người ta làm mứt bí, mứt hạt sen rất ngọt, nhiều khi ngọt quá ăn 2 miếng là chán. Thế nên trong quá trình sên mứt, mình giảm bớt lượng đường đi, vì thế ăn được nhiều hơn mà không ngán. Bên cạnh đó, với những nhà có nhiều trẻ nhỏ, các chị em thường pha màu sặc sỡ từ các hương liệu tự nhiên như lá thơm, bắp cải tím, lá cẩm... cho mứt để tăng sự hấp dẫn. “Mình tự làm mứt thì có thể làm loại mình thích. Thêm vào đó, không sợ phải dùng đến phẩm màu. Chẳng hạn như làm mứt dừa nhiều màu, mình sẽ dùng các loại củ quả để ngâm rồi tạo nước màu chứ không mua màu thực phẩm. Các công đoạn đều làm rất sạch sẽ, phơi mứt cũng vậy. Tuy nhiên, nếu hôm nào không có nắng mình có thể cho vào bếp lò để sấy. Nói chung chẳng phải lo vấn đề vệ sinh”, chị Lưu Thị Hạnh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ. Đa dạng các loại mứt, nhiều công thức sáng tạo Dù rất bận rộn nhưng vì yêu thích nấu ăn cũng như vì đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, nhiều chị em nội trợ vẫn cố gắng dành thời gian để làm mứt Tết với nhiều loại và vị khác nhau. Từ các món mứt truyền thống như mứt dừa, mứt dừa nhiều màu, mứt bí, cho đến các loại mứt khoai lang, khoai tây, khoai môn, kiwi, mứt dẻo... tất cả đều được chị em thử nghiệm. Chị Lâm Anh Đào, sống ở nước ngoài nhiều năm cho biết, là thành viên của nhiều hội nhóm nấu ăn trên mạng xã hội, chị rất thích làm mứt. "Mấy năm trước, thấy chị em làm nhiều quá nên mình cũng tìm tỏi, học hỏi các công thức truyền thống rồi làm các loại mứt khác nhau. Trong quá trình làm, mình còn sáng tạo thêm một chút cho khác lạ, vị hấp dẫn hơn", chị Anh Đào chia sẻ. Chị Lâm Anh Đào là bà mẹ có 5 con. Năm nào chị cũng làm rất nhiều loại mứt khác nhau cho các con. Một số loại mứt còn được chị biến tấu cho khác đi về hình dáng, màu sắc khiến các con rất thích thú Việc sáng tạo này cũng dựa vào các nguyên liệu truyền thống. Từ đó biến tấu về màu sắc, mùi vị thậm chí là hình dáng để tạo ra một loại mứt mới lạ đem lại sự trải nghiệm hương vị mới mẻ cho người thưởng thức. Chẳng hạn như món mứt dứa, cà rốt, chị em hay thái miếng rồi sên nhưng chị Anh Đào lại bào sợi, sên mềm, sau đó viên tròn lại rồi lăn qua một lớp đường. Món mứt truyền thống đã khoác thêm một chiếc áo mới nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Mứt dứa dẻo được biến tấu thành dạng tròn như viên kẹo Mứt cà rốt cũng được biến tấu tương tự nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống Mứt đu đủ xanh dạng sợi Phần lớn, khi một công thức mới được đăng tải lên diễn đàn, hội nhóm nấu ăn sẽ được các chị em khác nhiệt tình hưởng ứng và áp dụng. Mệt mà vui Làm mứt luôn là hai tiếng khó khăn đối với nhiều chị em. Một phần vì nhiều công thức khó, một phần vì tốn nhiều thời gian và công sức. Chị Lan Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, “Mình rất thích mứt dừa. Vì thế cũng tìm một công thức phù hợp để làm. Nhưng rồi bắt tay vào làm mới thấy mệt. Nhất là công đoạn nạo dừa, mới đầu nạo toàn bị đứt thôi, không tạo ra được những sợi dài và đẹp. Nạo xong được một quả đã tê hết cả tay chứ đừng nói đến mấy quả liền. Nạo xong lại ngâm dừa trong các bát nước màu được làm từ các củ quả. Rồi đến sên và đảo mứt, tốn nhiều thời gian lắm. Có hôm làm tới tận đêm luôn vì ban ngày mình phải đi làm". Tuy nhiên, không phải vì tốn thời gian và công sức mà chị Lan Anh chán nản. “Mẻ mứt đầu tiên thành công, ngay ngắn để trong khay, mình thích lắm. Sau khi đóng gói, đem tặng người thân, bạn bè, ai cũng khen ngợi. Hơn nữa lại an toàn. Nên đó là động lực để mình làm tiếp”. Mứt dừa nhiều màu là một trong những loại mứt được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu công thức và cách làm nhất (Ảnh: Anh Đào) Xong, đối với nhiều chị em khác, làm mứt lại không vất vả vì họ coi đó là công việc hàng năm vẫn làm. Mỗi khi hoàn thành thành, được bạn bè, người thân khen ngợi, đam mê trong mỗi người lại nâng lên một chút. "Mình không thấy mệt, cũng không có gì khó cả. Thật ra mình thích làm bánh mứt và nấu nướng, việc đó là niềm vui của mình rồi nên mình làm gì cũng cảm thấy nhẹ nhàng. Để ra được thành phẩm đẹp mắt cho trẻ nhỏ thích đôi khi mình còn mất nhiều thời gian hơn cả lúc làm nữa. Đầu tiên là gói mứt trong nilon thực phẩm, bọc lại bằng giấy màu rồi buộc nơ 2 đầu bằng kẽm kim tuyến. Việc này mất rất nhiều thời gian nhưng đổi lại là niềm vui của mình lẫn trong tiếng cười con trẻ. Gần Tết, việc làm mứt của mình hầu như diễn ra hằng ngày", Mỹ Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An) chia sẻ. Mỹ Ngọc cho rằng làm mứt không thấy mệt Cũng giống như Mỹ Ngọc, chị Anh Đào của có ý kiến tương tự. Theo chị, "Khi đam mê một việc gì đó thì làm không thấy mệt mà ngược lại là rất vui. Nhất là sản phẩm làm ra được con ăn tận tình bạn bè khen ngợi là mình hạnh phúc lắm. Và niềm hạnh phúc của mình được nhân đôi khi chia sẻ cách làm trên trang mạng xã hội được các bạn hưởng ứng nhiệt tình và làm theo thành công ngay lần đầu". Mứt dừa được bán theo đơn đặt hàng của chị Hạnh. Giá mứt dừa dao động từ 180.000 đồng - 200.000 đồng tùy vị Không chỉ thế, do làm mứt ngon, mẫu mã đẹp mà nhiều chị em đã nhận được đơn đặt hàng từ các thành viên trong hội nhóm. Cũng chính vì thế, thị trường mứt Tết online cũng nhộn nhịp chẳng kém gì các hội nhóm chị em chia sẻ nấu ăn. Từ việc làm mứt để đảm an toàn thực phẩm cho gia đình, rồi đem làm quà biếu, chị em lại có thêm thu nhập, một niềm vui nhân đôi khó diễn tả thành lời. Chị Lưu Thị Hạnh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, Tết này chị làm 70kg mứt các loại. "Lúc đầu mình chỉ định làm cho gia đình thôi nhưng mọi người tin tưởng, muốn mình làm vì thế mình tăng số lượng lên tới 70kg. Có hôm làm tới tận khuya mới xong. Mệt nhưng khi nhận được lời cảm ơn của mọi người mình vui quên cả mệt mỏi. Năm nay mình thấy chị em tự làm mứt nhiều hơn, nếu không làm được nhiều thì chủ yếu đặt ở chỗ quen biết. Nói chung vẫn chuộng đồ handmade lắm, vì an toàn lại ngon. Như mình làm mứt dừa, giá bán dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg tùy vị". Xem thêm chủ đề: chi em tu lam mut tet, cach lam mut tet, mut tet, tet nguyen dan, nhung mon an ngon, các món ăn ngon, nau an, mon ngon, quan ngon, mon an ngon, am thuc, am thuc viet nam, mon ngon moi ngay, bep eva, bao phu nu, the gioi phu nu, eva Nguồn EVA.VN