(XHTT) Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia chia sẽ rằng “ Năm 2015 là năm chín muồi cho Việt Nam triển khai 4G, đặc biệt ở các thành phố lớn bởi 4G mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhà mạng và hệ sinh thái trên nền tảng 4G. Xây dựng 4G như là xây đường cao tốc cho nhu cầu tương lai” Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia chia sẽ rằng “ Năm 2015 là năm chín muồi cho Việt Nam triển khai 4G, đặc biệt ở các thành phố lớn bởi 4G mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhà mạng và hệ sinh thái trên nền tảng 4G. Xây dựng 4G như là xây đường cao tốc cho nhu cầu tương lai”. Lý giải cho nhận định này, ông Thiều Phương Nam cho rằng thiết bị smartphone hỗ trợ 4G đã sẵn sàng từ phiên bản cấp cao cấp đến cấp thấp. Đặc biệt mạng 3G ở Việt Nam sau nhiều năm được đầu tư và phát triển đã có vùng phủ lớn, ngay 3G ở nông thôn cũng sẵn sàng. Năm ngoái cũng đã có nhà mạng Việt Nam đã đưa tốc độ 3G lên 42Mbit/s và triển khai 3G trên băng tần 900 MHz đảm bảo vùng phủ rộng. Thêm nữa, các nhà mạng cũng đã triển khai thêm các trạm 3G. Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm chia sẻ với báo chí. Hạ tầng 3G mạnh là yếu tố quan trọng, tiền đề cho triển khai 4G. Mỗi một quốc gia khi hướng tới 4G thì mạng 3G phải phát triển tốt, ông Nam nhấn mạnh. Công nghệ 4G là bước phát triển kế tiếp của công nghệ vô tuyến, nên hoàn toàn có thể tận dụng cơ sở hạ tầng mạng của công nghệ 2G và 3G, chẳng hạn như hệ thống ăng-ten và cơ sở hạ tầng truyền dẫn. Đối với những nhà mạng đã và đang sử dụng các giải pháp của Nokia, thì việc nâng cấp lên 4G rất thuận lợi, đơn thuần chỉ là nâng cấp phần mềm, còn phần cứng vẫn có thể tiếp tục sử dụng được. Do vậy việc nâng cấp lên 4G không tốn quá nhiều kinh phí cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Triển khai 4G giống như 3G cách đây 4 - 5 năm và mỗi quốc gia triển khai công nghệ mới sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung, tạo cơ hội cho cả hệ sinh thái, giúp cho doanh nghiệp gần hơn với khách hàng. Các tác động tích cực của triển khai giống như tác động của 3G, ông Nam trao đổi thêm. Về tình hình 4G trên toàn cầu, ông Nam cho biết năm 2014 là năm quan trọng khi 4G toàn cầu trở nên phổ cập, đặc biệt là 4G LTE với tốc độ tải lên tới 450 Mbit/s mang lại nhiều lợi ích cho các bên với các dịch vụ mới như LTE Dual SIM, VoLTE, điện thoại video, LTE MTC, LTE Direct. Hiện tại đã có 21 nhà mạng trên thế giới đã thương mại 4G LTE và 79 nhà mạng ở 40 quốc gia đầu tư. Theo Báo cáo công tác quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2014, hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Trong khi thuê bao (phát sinh lưu lượng) điện thoại di động 2G từ đầu năm 2014 giảm khoảng 5 triệu thuê bao, thuê bao 3G lại tăng khoảng trên 3 triệu thuê bao. Số thuê bao di động phát sinh lưu lượng hiện nay là 121,12 triệu thuê bao, trong đó 20% là thuê bao 3G. Theo số liệu Sách Trắng CNTT-truyền thông 2014 được công bố cuối tháng 10/2014, năm 2013, thuê bao 3G tăng thêm 4 triệu (tương đương mức tăng 25,4%) lên 19,7 triệu. Dự báo về giá cước 4G, nhiều chuyên gia nhận định rằng điều này phụ thuộc vào thị trường cũng như chiến lược của từng nhà mạng. Có một điều hoàn toàn có thể chắc chắn là giá của công nghệ 4G sẽ không khác nhiều so với 3G, vì những nhà mạng thành công, thu hút được nhiều người sử dụng là những nhà mạng không thay đổi giá 4G nhiều so với 2G và 3G. Khi càng nhiều thuê bao đã sử dụng 2G, 3G và nếu triển khai 4G thì chắc chắn số thuê bao sử dụng dữ liệu sẽ còn tăng hơn nữa, do chi phí sẽ rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn và chất lượng đường truyền cao hơn nhiều. Nha Trang ( Tổng hợp) Nguồn Xã hội thông tin