Quá trình tiến hóa có thể... đi giật lùi?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 27, 2015.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 396)

    Năm 1890, nhà cổ sinh vật học Bỉ Louis Dollo phát biểu rằng, quá trình tiến hóa không thể đi giật lùi. Tuyên bố này được đông đảo cộng đồng khoa học tán đồng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã bác bỏ quan niệm này.

    >>> Ngắm "vẻ đẹp con người" nếu tiến hóa từ heo, bò, gấu

    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chile phát hiện, các thay đổi trong quá trình tiến hóa có thể đảo ngược, đồng nghĩa với việc một số động vật có thể quay trở lại với các đặc điểm sinh học cổ xưa. Kết luận này được rút ra sau khi họ khám phá ra rằng, chim đã tái mọc một mẩu xương mà các loài khủng long từng loại bỏ từ trước, cách đây hàng triệu năm.

    [​IMG]
    Theo nghiên cứu mới, chim đã tái mọc một mẩu xương từng biến mất ở các loài khủng long 2 chân cách đây hàng triệu năm.

    Theo tạp chí Smithsonian, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Alexandar Vargas đứng đầu đã xem xét các hóa thạch và phôi thai của các loài chim ngày nay. Họ khám phá ra rằng, cách đây 230 triệu năm, các loài khủng long 2 chân không còn cần cổ chân mạnh mẽ như khủng long 4 chân, nên chúng trở nên yếu đi. Số lượng xương ở các cổ chi trên đã giảm từ 11 xuống còn 3, trong đó, có một xương đặc biệt biến mất, trở thành xương hạt đậu.

    Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tiến sĩ Vargas và các đồng nghiệp, đoạn xương nói trên tái xuất hiện khi khủng long tiến hóa thành chim và bắt đầu bay. Đoạn xương mới, có tên gọi là xương trụ, phát triển ở đúng chỗ xương hạt đậu từng tồn tại. Nó cho phép các cánh chim vẫn cứng rắn khi bay hướng lên trên.

    [​IMG]
    Xương hạt đậu (ký hiệu ue) hình thành và biến mất trong quá trình phát triển của phôi thai gà. (Ảnh: Daily Mail)

    Ông Vargas cho biết, quan điểm rằng một đoạn xương có thể biến mất và tái xuất hiện trong quá trình tiến hóa từng bị phủ nhận rất nhiều trong sinh vật học tiến hóa. Chuyên gia này nhận đinh, một phần của vấn đề là, các nhà cổ sinh vật học nghiên cứu hóa thạch, trong khi các nhà sinh vật học tập trung vào các phôi thai.

    Để có được khám phá mới, nhóm của ông Vargas đã nghiên cứu cả hóa thạch lẫn bộ xương của chim. Họ cũng truy tìm một số protein nhất định trong các bộ xương phôi thai 3D, có liên quan đến sự sản sinh collagen, tạo thành mô liên kết.

    Phương pháp trên cho phép họ phát hiện liệu một xương được hình thành từ sự hòa nhập của 2 cấu trúc riêng rẽ hay tiến hóa từ một đoạn riêng rẽ. Ngoài sự biến mất và tái xuất hiện của xương hạt đậu, họ cũng khám phá ra rằng, một mảnh xương hình bán nguyệt ở chim là sản phẩm kết hợp giữa hai xương cổ chi trên từ khủng long.

    [​IMG]
    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Quá trình tiến hóa có thể... đi giật lùi?

Share This Page