Ở 1 số thời điểm sức khỏe của bạn có thể tác động và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Có người bỗng dưng cảm thấy kinh nguyệt ra nhiều hơn, thời gian thất thường, thậm chí có thể bị 2 lần trong 1 tháng... Mặc dù hiện tượng này không phải là quá bất thường nhưng bạn cũng nên hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này để chăm sóc cơ thể của mình tốt hơn nhé! Dưới đây là một vài lý do phổ biến có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị thay đổi: Mang thai Khi mang thai, cơ thể mỗi người phụ nữ sẽ sản xuất các loại hormone với mức độ khác nhau khiến mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chị em vẫn thấy xuất hiện kinh nguyệt với mức độ nhẹ hơn bình thường, đó có thể là hiện tượng "máu báo" khi có thai nhưng mọi người lại tưởng nhầm là "đèn đỏ" đã đến. Vì thế, hãy lưu ý hết sức khi thấy chậm hoặc mất kinh, tốt nhất bạn nên gặp bác sỹ để có được lời khuyên tốt nhất. Khi bị chậm kinh hãy nghĩ ngay đến việc có thể mình đã mang thai Stress Stress là nguyên nhân phổ biến nhất khiến kinh nguyệt của chị em không đều. Cortisol, loại hormone được sinh ra do stress có tác động trực tiếp tới 2 loại hormone giới tính là estrogen và progesterone. Chính vì thế, nếu bạn có quá nhiều cortisol trong máu, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể thay đổi. Chế độ ăn uống Nếu bạn bị chậm hoặc mất kinh, bạn cũng nên xem lại những thực phẩm mà bạn đã ăn. Trọng lượng cơ thể bạn cũng có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Cụ thể là nếu bạn đang ăn một chế độ ăn giàu tinh bột không lành mạnh hoặc nếu bạn đã tăng cân, cơ thể sẽ sản xuất ra một số loại hormone có thể tác động đến sự rụng trứng và dẫn tới thay đổi vòng kinh. Điều này cũng xảy ra tương tự khi phụ nữ giảm cân quá nhanh. Tập thể dục Cơ thể chúng ta cần năng lượng để có kinh nguyệt. Nếu bạn đang đốt quá nhiều năng lượng của bạn trong phòng tập thể dục, sẽ không có gì để lại cho cơ thể của bạn sử dụng trong suốt thời gian của tháng. Và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bạn ăn uống không lành mạnh, tăng hoặc giảm cân quá mức có thể làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi Thuốc tránh thai Thuốc tránh thai có thể khiến bạn chậm kinh thậm chí mất kinh vài tháng do cơ thể của bạn được bổ sung nhiều hormone hơn. Uống quá nhiều rượu Gan giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bằng cách chuyển hóa estrogen và progesterone. Uống rượu quá mức có thể gây tổn thương cho gan và gây trở ngại đến việc chuyển hoá cả hai loại kích thích tố trên dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị thay đổi. Hội chứng buồng trứng đa nang Đây là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sự rụng trứng của chị em, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt của họ bị thay đổi. Các triệu chứng khác của hội chứng này bao gồm: lông phát triển ở mặt, cánh tay, chân..., tăng cân, tóc có gàu và vô sinh. Tập thể thao quá sức sẽ ảnh hưởng đến nguyệt san của chị em Tiền mãn kinh Kinh nguyệt không đều có thể bắt đầu sớm hơn 10 năm trước khi cơ thể chị em thực sự mãn kinh. Đây được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh, thông thường phụ nữ ở độ tuổi 40 sẽ bước vào giai đoạn này. Tuy nhiên, có 1 số người mắc hội chứng suy buồng trứng sớm, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sớm hơn. Điều này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của họ thay đổi thất thường. Dùng thuốc Nếu bạn đang bị bệnh và phải uống thuốc theo toa, chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể bị chậm lại. Đó là vì hầu hết các thuốc ảnh hưởng đến việc cơ thể bạn sản sinh estrogen và progesterone. Không cần quá lo ngại về trường hợp này vì chu kỳ của bạn sẽ quay lại như cũ sau khi bạn ngừng thuốc. Xem thêm chủ đề: nguyet san, kinh nguyet, chu ki kinh nguyet, tam su, tam su tinh yeu, tam su tham kin, tam su buon, tam su gia dinh, tam su cuoc song, goc tam su, tam su ban doc, bao tam su, tam su phu nu, truyen, doc truyen, truyen ngan, truyen tinh yeu, chuyen tinh yeu, tinh yeu, tinh yeu gioi tinh, phu nu, bao phu nu, hanh phuc gia dinh, gia dinh, bao gia dinh, eva Nguồn EVA.VN