Samsung Challenge! Đề cao tính nhân văn

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 22, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 347)

    (PCWorldVN) Cuộc thi 'Samsung Challenge! Khám phá không giới hạn' đã chính thức khép lại với kết quả thể hiện sự sáng tạo, mang đậm tình người và nỗ lực vươn lên trong lao động của các bạn trẻ


    Sau vòng loại đã có 5 bài dự thi lọt vào vòng chung kết bao gồm: S Pen - Cầm tay, chấp bút, nối tương lai của Nguyễn Minh Chính - TP.HCM;Thầy dạy vẽ thời @ của Lê Thị Kiều Oanh – Cần Thơ; Ghi chú hình ảnh - Máy ảnh và hơn thế nữa của Nguyễn Ngọc Văn – Đắk Lắk; Trợ thủ đắc lực Galaxy Note của Lê Quang Dũng – Hà Nội và Ứng dụng mới cho những chiếc điện thoại và smartphone cũ của Mai Sỹ Xuân Lâm – TP.HCM.

    Ở cuộc thi vòng chung kết, để tìm ra người thắng cuộc, các thí sinh phải thuyết trình ý tưởng của mình thông qua bài trình bày, trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (BGK) với thang điểm được xác định theo các tiêu chí: ý tưởng (40%), tính khả thi (30%) và cách trình bày (30%).

    Trong buổi chung kết, với sự vượt trội về khả năng thuyết trình cũng như ý tưởng rất nhân văn, thí sinh Nguyễn Minh Chính đã đoạt giải Nhất chung cuộc với phần thưởng là một chuyến du lịch Hàn Quốc và tham quan Samsung D'light. Giải thưởng dành cho 4 giải khuyến khích còn lại là một chiếc điện thoại Galaxy Note 4.

    [​IMG]
    Nguyễn Minh Chính (đứng giữa) với bài dự thi "S Pen - Cầm tay, chấp bút, nối tương lai..." đã xuất sắc đoạt giải Nhất của cuộc thi. Bên trái là thí sinh Nguyễn Ngọc Văn; bên phải là thí sinh Lê Quang Dũng.

    Trong bài trình bày của mình, Nguyễn Minh Chính đã có một video clip ấn tượng về cây bút S Pen giúp gìn giữ thói quen viết tay thân thuộc, công cụ giáo dục của cha mẹ đối với con cái và hơn hết là thông qua S Pen - biểu tượng của sản phẩm công nghệ, có thể kết nối các thành viên trong gia đình, tạo sự gắn bó tình cảm giữa những người thân. Minh Chính cho biết chúng ta đang chạm quá nhiều vào màn hình, hơn là thực sự "chạm vào nhau". Đối với giám khảo Phan Vũ Linh - giảng viên Đại học mỹ thuật TP. HCM thì đây dường như chỉ mới là nhận thức chứ chưa thực sự là một ý tưởng hoàn thiện. Mặc dù vậy bài thi được phần lớn giám khảo cho điểm cao bởi tính nhân văn của ý tưởng, sự hấp dẫn của bài trình bày và khả năng diễn xuất khá chuyên nghiệp tạo ấn tượng của tác giả.

    Khác với Minh Chính, bài thi của Nguyễn Ngọc Văn xuất phát từ những nhu cầu thực tế bản thân đã lăn lộn trong công việc, sử dụng camera ghi nhận các hình ảnh, địa điểm để ghi nhớ những hoạt động xung quanh mình hay hỗ trợ cho công việc hằng ngày. Việc lưu trữ những hình ảnh để đánh dấu vị trí, thông tin cá nhân như số CMND hay tài khoản ngân hàng, và kết hợp với bút S Pen ghi chú có thể thấy ở nhiều người sử dụng smartphone hiện nay. Tuy nhiên Ngọc Văn lại thể hiện bài thi của mình với một phong cách mộc mạc, chân tình và rất gần gũi, tạo thiện cảm cho BGK.

    Đại diện duy nhất từ khu vực phía Bắc, thí sinh Lê Quang Dũng thì mang đến buổi thi chung kết một màn video khá lãng mạn đầy chất thơ, khi mô tả bản thân đang cố gắng kết nối và làm quen với một cô gái xa lạ. Mặc dù ý tưởng không thật nổi trội, tính ứng dụng thực tiễn không cao, nhất là những trở ngại trong việc việc chia sẻ hình ảnh để tiếp cận đối tượng, nhưng Dũng lại chinh phục được BGK bằng một phong cách nghệ sĩ, nhẹ nhàng và mơ mộng của tuổi teen Hà Thành.

    Trong cuộc thi chung kết Samsung Challenge lần này, điều khá đáng tiếc là bài thi Ứng dụng mới cho những chiếc điện thoại và smartphone cũ của Mai Sỹ Xuân Lâm – TP.HCM lại có phần sai lệch với tiêu chí cuộc thi là trải nghiệm và khám phá một cách sáng tạo các ứng dụng tính năng sẵn có trên bất kỳ sản phẩm điện tử của Samsung. Cụ thể hơn, theo đại diện Ban tổ chức, thí sinh này đã thay đổi và can thiệp trực tiếp vào smartphone để tạo ra thiết bị báo động chống trộm và định vị xe gắn máy, hoặc hệ thống khóa cửa và mở cửa tự động từ xa cho ngôi nhà. Ban giám khảo đánh giá đây chỉ là một giải pháp kỹ thuật chứ không phải là ý tưởng dựa trên những ứng dụng đã có của Samsung.

    Thí sinh Lê Thị Kiều Oanh với bài thi Thầy dạy vẽ thời @ không đến được với cuộc thi chung kết vì lý do cá nhân, nhưng Ban giám khảo và đông đảo người tham dự đã có dịp xem đoạn video trình chiếu khá ấn tượng về chia sẻ việc học vẽ của Oanh thông qua người thầy là chiếc máy tính bảng Samsung Galaxy và chiếc bút cảm ứng S Pen.

    Một điểm chung rất đáng khen của tất cả các bạn trẻ tham gia vòng chung kết là sự nghiêm túc với cuộc thi, bài trình bày được chuẩn bị rất công phu, bài bản, kết hợp khá nhuyễn video, hình ảnh, nhạc nền và thuyết minh. Bản thân các tác giả đều rất tự tin, cởi mở và chân thật, mặc dù khả năng trình bày trước BGK có sự chênh lệch.

    Thông qua Samsung Challenge!, các bạn trẻ đã chứng minh được một điều: công nghệ không chỉ mang lại tiện nghi, giúp chúng ta làm việc tốt hơn, mà còn làm chúng ta xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn.

    Chùm ảnh tại buổi chung kết:



    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Samsung Challenge! Đề cao tính nhân văn

Share This Page