(PCWorldVN) Làn sóng thiết bị đeo phục vụ y tế điện tử đã bùng nổ trong năm 2014 và sau đây là những xu hướng sẽ diễn ra vào năm 2015. Cuộc đua chăm sóc sức khỏe di động Chăm sóc sức khỏe di động Thiết bị chăm sóc sức khỏe Nóng dần ‘sân chơi’ thiết bị đeo Thiết bị đeo có đi chệch hướng? Năm 2014 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ứng dụng công nghệ cao trong chăm sóc sức khỏe. Theo báo cáo từ vườn ươm khởi nghiệp StarUp Health thì dòng vốn đầu tư cho y tế kỹ thuật số trong 3 quý đầu tiên của năm 2014 đã vượt quá 5 tỷ USD, gần gấp đôi so với con số 2,8 tỷ USD của cả năm 2013. Một số xu hướng đang ngày càng gia tăng trong lĩnh vực y tế kỹ thuật số, nhiều ý tưởng mới đang dần hoàn thiện và phần lớn tập trung vào việc giám sát sức khỏe từ vận động của cơ thể cho đến tình huống đang ngồi lái xe. Nhiều nguồn lực đang đổ vào ngành công nghệ y tế và sau đây là những điểm đáng chú ý sắp diễn ra trong năm 2015. 1. Thiết bị đeo tai Nếu đã quá nhàm chán với các thiết bị giám sát cũng như vòng đeo tay kỹ thuật số bùng nổ trong năm 2014 thì dòng sản phẩm đeo trên người đáng chú ý của năm 2015 có thể được thiết kế cho đôi tai của bạn. Do bộ phận này nằm gần với động mạch thái dương, các thiết bị đeo trên tai có thể dễ dàng thực hiện việc theo dõi các chỉ số, cung cấp phép đo chính xác hơn và cũng khá kín đáo. Hơn nữa các thiết bị đeo tai này cũng có thể cung cấp thông tin sức khỏe đa dạng như cho biết huyết áp người đeo theo thời gian thực, tốc độ hô hấp, độ bão hòa oxy. Một số công ty đã giới thiệu thiết bị đeo tai với chức năng giám sát y tế cơ bản chẳng hạn như IriverOn và FreeWavz. Năm 2015 được kỳ vọng sẽ có nhiều sự thay đổi trong thiết kế cũng như bổ sung thêm tính năng cho các thiết bị đeo tai. Thiết bị SensoTRACK của hãng Sensogra có thể đo nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy và nhịp hô hấp Ví dụ, SensoTRACK của hãng Sensogram dự kiến ra mắt vào tháng 3/2015 - là một thiết bị được thiết kế khá tinh tế, gắn khít vào tai của người dùng. Thiết bị này có các tính năng đo nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy và nhịp hô hấp, ngoài ra thiết bị còn có thể đếm bước chạy hay lượng calo tiêu tốn. Loạt cảm biến được tích hợp trong đó bao gồm cảm biến tốc độ, định vị vị trí, độ cao. Thiết bị đeo BitBite là dự án đầu tiên dựa vào việc tự động theo dõi thói quen ăn uống của người dùng và giúp họ cải thiện chế độ ăn uống theo thời gian thực. Mục tiêu chính của BitBite là giúp bạn ăn một cách thông minh hơn, thiết bị sẽ phân tích thói quen tiêu thụ thực phẩm của bạn, trong đó thống kê về số lần nhai đối với một miếng thức ăn và đưa ra cảnh báo khi nhận thấy bạn nhai quá nhanh. BitBite vừa vặn với tai của bạn và biết được khi nào, ở đâu và làm thế nào bạn ăn. Sau đó, thiết bị sẽ phân tích các dữ liệu này và nhẹ nhàng yêu cầu bạn thực hiện điều chỉnh chẳng hạn như giảm tốc độ ăn uống của bạn hay đề nghị uống nhiều nước hơn. BitBite đưa ra lời khuyên bằng cách "thì thầm" vào tai của bạn hoặc bằng cách cảnh báo thông qua ứng dụng điện thoại thông minh. BitBite hiện đang được kêu gọi tài trợ trên Indiegogo và sản phẩm dự kiến sẽ ra mắt vào trong quý II/2015. 2. Dải cảm biến Việc giám sát thường xuyên những gì đang diễn ra trong cơ thể thông qua thiết bị di động sẽ trở nên hiện thực hơn vào năm 2015. Electrozyme đang phát triển một thiết bị in dải cảm biến vào mặt sau của thiết bị đeo hoặc trực tiếp lên da của bạn. Cảm biến của Electrozyme trên cơ thể. Cảm biến này sẻ dụng các biện pháp chuyển hóa chất tiết ra từ mồ hôi cho phép theo dõi cân bằng điện giải, mức độ hydrat hóa, sức bền của cơ bắp và các hoạt động thể chất. Theo Electrozyme, việc phân tích hóa học thông qua cảm biến cho người dùng hiểu biết thực tế về quá trình chuyển hóa đang diễn ra hằng ngày của cơ thể. Một số ứng dụng khác có thể phát triển từ ý tưởng này như tính toán thời gian để biết lúc nào cơ thể cần bổ sung nước. 3. Phụ kiện di động là thiết bị theo dõi AliveCor là một trong những sản phẩm theo dõi nhịp tim được tung ra thị trường đầu tiên dưới dạng vỏ chiếc iPhone. Điện tâm đồ thông qua thiết bị của AliveCor. Thiết bị này đã có được chứng nhận về khả năng đọc được ECG (điện tâm đồ) trong vòng 30 giây giúp phát hiện sự thay đổi của tim và đề phòng được chứng đột quỵ. Vào năm 2015, dòng sản phẩm này có thể được phổ biến hơn khi có được giấy phép và chứng nhận của các cơ quan y tế. Ví dụ, Wello của hãng Azoi là cái vỏ iPhone có cảm biến để đo các thông tin sức khoẻ như là ECG, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể một cách đơn giản. 4. Ứng dụng dựa trên đơn thuốc Đã có hàng ngàn ứng dụng sức khỏe mà có thể tìm thấy trên Google Play hoặc App Store. Và một số ứng dụng chuyên biệt có thể yêu cầu đơn thuốc. Một ví dụ là ứng dụng BlueStar của WellDoc dành cho người bị với bệnh tiểu đường type 2. Người dùng có thể nhập dữ liệu về nồng đồ đường, chế độ ăn uống, tập thể dục, bảo hiểm và các yếu tố khác và ứng dụng BlueStar tự động phân tích để đưa ra những chế độ và thông tin phản hồi phù hợp. BlueStar cũng phân tích những dữ liệu của bệnh nhân cho bác sĩ và cho phép bệnh nhân để cung cấp bản tóm tắt chi tiết về chuyển biến bệnh tình của mình trước khi tái khám. Ứng dụng BlueStar của WellDoc. 5. Chăm sóc sức khỏe bằng việc kiểm soát ánh sáng Đôi lúc bạn tự hỏi tại sao mình gặp một số cảm giác khó chịu sau khi nhìn chằm chằm vào các thiết bị di động lúc nằm trên giường. Thủ phạm có thể là ánh sáng màu xanh phát ra từ thiết bị của bạn - một phần của quang phổ ánh sáng gây ra những thay đổi lớn nhất đối với nhịp sinh học của cơ thể, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người không ngủ đủ giấc thường gặp rắc rối với năng suất làm việc cũng như khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, bên cạnh đó là nguy cơ cao hơn so với người bình thường về các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Kiểm soát lượng ánh sáng tiếp xúc vào cơ thể. Trong năm 2015, chúng ta sẽ thấy điểm nhấn tập trung vào việc xử lý các tác động của ánh sáng nhân tạo có ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãng GoodLux Technology vừa tung ra SunSprite, thiết bị đeo đầu tiên dùng để theo dõi lượng ánh sáng hằng ngày. Theo GoodLux, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy sự liên quan của việc tiếp xúc với ánh sáng để có lợi cho sức khỏe. Ánh sáng giúp kiểm soát một phần thiết yếu của sức khỏe thần kinh như lượng hormon, tâm trạng, khả năng tiêu hóa và giấc ngủ. SunSprite sử dụng năng lượng mặt trời với bộ cảm biến kép đo ánh sáng và tia cực tím cho phép người dùng biết họ đã hấp thu đủ hay chưa lượng ánh sáng để duy trì sức khỏe cũng như giúp kiểm soát được việc tiếp xúc với tia cực tím. PC World VN, 01/2015 Nguồn PC World VN