Google Glass tìm lý do để tồn tại

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 17, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 548)

    (PCWorldVN) Cho dù thiết kế có kiệt xuất đến mấy nhưng không mang tính thực tế và được người dùng chấp nhận thì lẽ tất yếu sản phẩm đó chỉ dừng ở mức "hàng mẫu". Google Glass được Google ấp ủ lâu nay là một ví dụ.


    Google Glass không thay đổi được thế giới, thậm chí chỉ một chút. Từng được tán dương như là thiết bị "lĩnh xướng" cho dòng sản phẩm đeo trên người, hậu duệ của điện thoại thông minh nhưng Glass lại trở thành một câu truyện hài trong giới công nghệ, không giống ai và làm mọi thứ thêm rối. Google chưa bao giờ thực sự thành công trong việc thuyết phục mọi người đeo cái "điện thoại" lên trên mắt.

    Ngược lại, iPod là một thiết bị đã thực sự thay đổi ngành công nghệ điện toán cá nhân. Có thể xem như "ông bố" của iPhone, iPad đã vực dậy ngành công nghiệp âm nhạc, làm sống dậy một Apple đang hụt hơi lúc bấy giờ và thúc đẩy người dùng nhanh chân tiến vào kỷ nguyên âm nhạc theo nhu cầu, âm nhạc trực tuyến, phim ảnh, sách và TV trực tuyến. Và nhà thiết kế ra iPod khi đó giờ đây đã chuyển sang làm cho Google.

    Tony Fadell gia nhập Google buộc Google phải trả hơn 3 tỉ USD cho Nest, là công ty khởi nghiệp về ngôi nhà thông minh mà ông đồng sáng lập. Thời điểm mua lại chính xác cách nay 1 năm. Nest có những máy điều hòa nhiệt độ và máy báo khói kết nối Internet. Mua lại Nest, Google mở ra được cánh cửa vào thị trường mênh mông về các thiết bị thông minh, là những thiết bị sẽ trở thành thân thuộc trong từng ngôi nhà trong giai đoạn sắp tới. Nhưng mua lại Nest, Google cũng có thêm một thứ khác: nhà thiết kế đã tạo ra phần cứng hoàn toàn mới và được cả xã hội hưởng ứng nồng nhiệt.

    [​IMG]
    Google Glass đang lạc lối trong thị trường tiêu dùng. Nhưng khi được giao vào tay Fadell, có thể Glass sẽ được hướng sang đối tượng doanh nghiệp.
    Trong tình cảnh đó, Google quyết định giao cho Fadell xem lại Google Glass. Nếu bất kỳ món đồ chơi hi-tech nào cần một bàn tay "phù thủy" để biến nó từ một thiết bị công nghệ trở thành sản phẩm tiêu dùng thì đó chính là Glass. Nhưng thách thức cho Fadell là rất lớn. Vấn đề mà Glass thất bại không chỉ vì người dùng cảm thấy nó không hấp dẫn mà nó còn bất tiện. Google từng hy vọng những người dùng Glass ban đầu có thể giúp Google tìm ra được những chức năng phù hợp với nó. Giờ đây, Fadell sẽ phải khởi động lại Glass. Thay vì hỏi người dùng đeo Glass để làm gì thì Fadell phải tìm cách nói cho họ biết.
    Không có lợi thế rõ ràng


    Từ lúc tung ra với số lượng có hạn hồi năm 2013, nhiều người đã "tố" Glass là sản phẩm soi mói, tọc mạch đời tư của mọi người. Nhưng vấn đề này mau chóng dịu đi, thay vào đó là câu hỏi hóc búa hơn: điểm mấu chốt của Glass là có thể truy cập được mọi tính năng trên điện thoại thông minh thông qua một màn hình nhỏ xíu nằm ngay trước mắt, nhưng để làm gì? Một thiết bị điện tử tiêu dùng đa chức năng mới cần có ưu thế so với những thiết bị trước đó. Lợi thế của Glass so với việc bạn lấy điện thoại trong túi ra là không rõ ràng, và Google chưa bao giờ giải thích thỏa đáng cho sự khác biệt này. Thay vì vậy, Google dường như hy vọng bán Glass cho một số người dùng yêu công nghệ ban đầu thông qua chương trình Glass Explorer, và chương trình này đến nay đã kết thúc, từ đó những người dùng đầu tiên này sẽ chỉ ra đeo Glass để làm gì.

    [​IMG]
    Tony Fadell, cựu nhân viên của Apple, nhà sáng lập Nest.

    Nhưng sự việc lại không xảy ra như Google mong muốn, ít nhất là theo cách có lợi cho xã hội. Qua 2 năm ròng rã, chúng ta biết được rằng người tiêu dùng không thích những màn hình đập ngay vào mắt, mà cái họ thực sự muốn là những chiếc smartphone cho dù cũ nhưng với màn hình chất lượng. Những cải tiến mà Glass có được rất "lạc lõng" nếu không mang tính thực tế.

    Nhưng những thiết bị đeo có kết nối Internet như Glass lại rất tiềm năng ở những lĩnh vực cụ thể, hầu hết liên quan đến công việc. Những người làm trong nghề như giải phẫu, xây dựng công trình hay cơ khí nếu sử dụng Glass sẽ có ngay được những thông tin rất hữu ích trong khi rảnh tay làm việc khác. Tương lai của thiết bị đeo không chỉ là một thiết bị đơn độc, duy nhất làm mọi thứ, mà đó là nhiều thiết bị khác nhau, mỗi thiết bị đeo làm một nhiệm vụ riêng biệt nhưng hoàn hảo.

    Với một viễn cảnh tương lai như vậy, Google Glass sẽ đi đâu? Đó là điều mà Tony Fadell sẽ phải nghĩ đến. Có lẽ làm mới lại Glass có nghĩa là tái định nghĩa lại chức năng của Glass chỉ dành cho công việc. Và vì người dùng, không phải bộ phận CNTT, đang đưa công nghệ vào nơi làm việc thì chuyện tái dựng hình ảnh Glass cho doanh nghiệp có thể là con đường để "xã hội hóa" Glass.

    Để chắc hơn, Google vẫn có tham vọng hướng Glass đến với người tiêu dùng phổ thông. Song song với việc giao Glass vào tay Fadell, Google cũng đang đẩy Glass vào bộ phận thí nghiệm Google X. Nhưng nếu Glass thực sự không còn ở giai đoạn phát triển ban đầu nữa (như Google khẳng định) thì hó vẫn rất khó trưởng thành. Cho rằng thiết bị Fadell đang cầm trong tay là một ván bài, với kinh nghiệm thiết kế cho người dùng, ông sẽ có thể định nghĩa, thiết lập và chuyển mục đích sử dụng cho Glass như thế nào đó để đến được với người dùng tiềm năng. Nhưng câu hỏi đặt ra vẫn lại là: ai là người dùng tiềm năng?

    Viễn cảnh rõ ràng


    Tại CES 2015 vừa qua, Benedict Evans đã mô tả Internet of Things như là một định hướng cho công nghệ mới. Thay vì các nhà phát minh phát triển công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, thì Internet of Things bao gồm vô vàn thiết bị sẽ chờ đợi người dùng chỉ ra sẽ dùng chúng vào việc gì. Evans cho rằng trong ngữ cảnh này, giá trị thực sự của Nest đối với cả người tiêu dùng lẫn Google không nằm nhiều ở các máy điều hòa nhiệt độ hay máy báo khói kết nối Internet, nhưng giá trị của Nest là bước nhảy hướng đến một hệ thống thân thiện với người dùng, làm cho thiết bị IoT thực sự mang tính thực tế, hữu ích.

    Trở lại với Glass, Fadell cần đặt Glass vào định hướng đó. Và nếu có ai có thể thay đổi được Glass thì đó chính là Fadell, người từng thuyết phục được người tiêu dùng rằng những thiết bị "chán phèo" như máy điều hòa và máy báo khói cũng có thể trở thành thiết bị gia dụng hữu ích. Tuy vậy, không như Glass, máy điều hòa và máy báo khói đều có mục đích rõ ràng, hiển nhiên, chỉ thêm tính năng kết nối Internet.

    Glass xuất hiện trên thị trường nhưng lại đang đi tìm lý do để có mặt, và đến nay nó vẫn chưa tìm được. Có thể Fadell sẽ tìm ra, nhưng sẽ rất vất vả. Có vẻ việc nghĩa lại Glass nhắm vào công việc là cách phù hợp nhất hiện nay. Và có thể Fadell sẽ thuyết phục được thế giới rằng Glass là chiếc smartphone rất mỏng, có thể đeo trên mặt. Nhưng nếu muốn nó tồn tại, Fadell phải cần thu hẹp viễn cảnh của Glass.

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Google Glass tìm lý do để tồn tại

Share This Page