Tham vọng của người Thái sau thương vụ mua lại Nguyễn Kim

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 16, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 413)

    (XHTT) Một lần nữa người Thái đứng trước cơ hội rót vốn vào thị trường bán lẻ đầy sôi động tại Việt Nam. Với việc mua lại cổ phần của Nguyễn Kim, gia tộc Chirathivat đã cho thấy tiềm lực tài chính mạnh mẽ của mình.


    Giống như rất nhiều công ty thuần Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ, Nguyễn Kim cũng ohair tìm tới một hậu thuẫn tài chính dồi dào và mạnh mẽ hơn trong chiến dịch giữ thị phần và tốc độ tăng trưởng sau quãng thời gian đi xuống đã qua. Với sự có mặt của gia tộc Chirathivat của Thái Lan, Nguyễn Kim đang đứng trước một cơ hội lớn để trở lại với tiềm năng mạnh mẽ và lớn hơn trước. Đồng thời, vụ việc này đánh dấu lần thứ ba, người Thái rót vốn vào thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ trong vòng 2 năm.

    Sự đi xuống của Nguyễn Kim


    Ban đầu, Nguyễn Kim đã đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ điện máy hàng đầu với mức tăng trưởng luôn ở mức cao. Thực tế, tham vọng này đã được công ty thực hiện rất tốt từ năm 2011 cho đến nay, song việc mở rộng ngành kinh doanh đã khiến nhà bán lẻ này bước vào giai đoạn đi xuống.

    Thành lập năm 2001, Nguyễn Kim hiện có 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Công ty này từng được tạp chí Retail Asia đánh giá là một trong ba nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Thống kê của Viện đại học châu Âu (EUI) cho biết, năm 2010, Nguyễn Kim chiếm khoảng 27% thị phần bán lẻ điện máy Việt Nam. Trong giai đoạn chạy đua cạnh tranh với hàng loạt đối thủ tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM, Nguyễn Kim lựa chọn chiến lược mở rộng hệ thống theo chiều ngang. Suốt 3 năm, từ 2010 đến 2012, công ty này mở liên tục 18 trung tâm điện máy và đạt được doanh số 400 triệu USD trong năm 2011, tăng trưởng 30% với năm trước đó.

    [​IMG]

    Nguyễn Kim bất ngờ đi xuống sau thời kỳ huy hoàng. Ảnh: Internet

    Tuy nhiên vào năm 2012, Nguyễn kim bất ngờ suy thoái ở mức âm 20%, và đến nay vẫn chưa hồi phục. Theo báo cáo của công ty chứng khoán Bualuang (Thái Lan), kết thúc năm tài chính 2013, doanh thu của Nguyễn Kim chỉ đạt hơn 8.400 tỷ đồng, tức là chỉ tương đương với năm 2011. Thị trường không có động lực tăng trưởng, nên để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, Nguyễn Kim đã hướng nguồn vốn tới những ngành kinh doanh khác ngoài điện máy.


    Giới đầu tư vẫn đặt câu hỏi Nguyễn Kim sẽ san sẻ phần vốn của cổ đông nào để đưa Central Group vào HĐQT

    Hai ngành kinh doanh mà Nguyễn Kim lựa chọn để đa dạng hóa là dược phẩm và lương thực thông qua hàng loạt công ty vừa và nhỏ như Docimexco, Angimex, Dược 3/2 hay Dược Lâm Đồng... Nắm giữ từ 20% đến hơn 50% vốn tại các công ty này, Nguyễn Kim đã phải bỏ ra số vốn khoảng hơn 500 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thu được không tương xứng. Ví như Angimex từng lãi đến gần 200 tỷ đồng năm 2008 nhưng lại sụt giảm mạnh chỉ còn 7 tỷ đồng sau quý III/2014. Trong khi đó, Docimexco nối dài chuỗi kinh doanh ảm đạm khi lỗ tới gần 250 tỷ đồng chỉ trong vòng 3 năm.

    Việc 49% vốn của Nguyễn Kim rơi vào tay người Thái với giá trị khoảng 200 triệu USD cho thấy công ty này hiện được định giá trong ngưỡng 400 triệu USD. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đặt câu hỏi Nguyễn Kim sẽ san sẻ phần vốn của cổ đông nào để đưa Central Group vào HĐQT.

    Tham vọng của người Thái tại thị trường Việt Nam


    Trong làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Đông Nam Á vào Việt Nam, các tập đoàn của Thái Lan đang nổi lên như là những cái tên sáng giá nhất. Thông qua cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, người Thái đã xây dựng, mua lại hoặc có cổ phần đáng kể tại rất nhiều doanh nghiệp lớn. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như C.P Việt Nam, Red Bull, Prime Group, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh và những cái tên mới nhất như Metro Việt Nam hay hệ thống điện máy Nguyễn Kim.


    Đến Việt Nam, những nhà đầu tư của Thái Lan thường lựa chọn cách thức liên doanh để góp vốn và tạo ảnh hưởng lên thị trường.

    Tháng 12/2012, tập đoàn SCG của Thái Lan mua 85% vốn của Prime Group. Tháng 9/2014, tỷ phú Thái mua cổ phần của Vinamilk, Sabeco và thâu tóm Metro. Tháng 1/2015, Central Group làm chủ 49% vốn của Nguyễn Kim. Đó là những thương vụ M&A có liên quan đến tỷ phú Thái xuất hiện trong thời gian qua ở thị trường Việt Nam. Từ nông nghiệp, bất động sản, dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng rồi đến bán lẻ..., những tỷ phú Thái Lan đã len chân rết vào mọi mảng kinh doanh tại Việt Nam, và đang thu được nguồn lợi đáng kể từ thị trường tiềm năng nơi có dân số đông bậc nhất thế giới.

    [​IMG]

    Sự xuất hiện của các tỷ phú Thái Lan tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Internet

    Đến Việt Nam, những nhà đầu tư của Thái Lan thường lựa chọn cách thức liên doanh để góp vốn và tạo ảnh hưởng lên thị trường. Thông qua những kế hoạch M&A tốn kém hàng triệu USD, doanh nghiệp Thái, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực bán lẻ và sản xuất phân phối, tạo dựng được vị thế đầu tư lớn trên thị trường Việt Nam.

    Thương vụ mới đây của Central Group và Nguyễn Kim là một ví dụ. Nếu Nguyễn Kim là nhà bán lẻ điện máy chiếm thị phần hàng đầu tại thị trường Việt Nam, thì Central Group lại đang trên con đường mở rộng tầm ảnh hưởng tại Việt Nam, sau khi những bước đi tại thi trường Trung Quốc không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. Điều khiến thương vụ này càng trở nên đặc biệt trong mắt giới đầu tư là với sự góp mặt của gia tộc Chirathivat, lần thứ ba trong vòng 2 năm, một tỷ phú từng giữ ngôi giàu nhất Thái Lan, tìm cơ hội rót vốn vào thị trường bán lẻ Việt Nam.


    Điều khiến thương vụ này càng trở nên đặc biệt trong mắt giới đầu tư là với sự góp mặt của gia tộc Chirathivat, lần thứ ba trong vòng 2 năm, một tỷ phú từng giữ ngôi giàu nhất Thái Lan, tìm cơ hội rót vốn vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

    Thực tế, ông chủ của Central Group - Tos Chirathivat, chưa từng giấu diếm tham vọng mở rộng nghiệp kinh doanh ở thị trường lý tưởng này. Chính vị này trong lần đầu tiên hiện diện tại Việt Nam đã nhận định, dân số 90 triệu người với 60% ở độ tuổi lao động sẽ mở ra một nguồn khách hàng vững chắc cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn đặt dấu chân của mình vào mảng bán lẻ ở Việt Nam.

    [​IMG]

    Niềm tin của Central Group vào các tỷ phú Thái Lan đã được đền đáp. Ảnh: Internet

    Niềm tin của Central Group dường như không phải thiếu căn cứ, bởi những công ty Thái trước đó đầu tư vào Việt Nam đã thu được thành quả lớn. Tập đoàn BJC - công ty đang ồn ào với thương vụ bỏ 900 triệu USD để mua lại Metro chưa thành, từng cho biết doanh thu của BJC tại thị trường Việt Nam trong quý I/2014 đã chiếm khoảng 66% doanh thu nước ngoài của tập đoàn. Thậm chí, trước khi BJC đặt vấn đề mua lại Metro Việt Nam, một công ty Thái khác đã ngỏ lời mua lại với mức giá 500 triệu USD vào tháng 1/2014. Như vậy, chỉ sau 9 tháng, cái giá để người Thái có thể mua được Metro Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, nhưng vẫn được đánh giá là "xứng đáng".

    Trước đó, thương vụ ông chủ tập đoàn SCG của Thái Lan bỏ gần 240 triệu USD vào Prime Group cũng từng gây xôn xao thị trường M&A. Vụ chuyển nhượng hoàn tất vào tháng 12/2012 này đã khiến doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta, chuyên sản xuất gạch ốp lát, trở thành một doanh nghiệp nước ngoài khi người Việt mất 85% vốn vào tay người Thái. Đó là còn chưa kể tới những cái tên nổi bật trong ngành bất động sản như Melia Hà Nội, Melinh Point Tower... cũng đã có chân rết của các tỷ phú đất nước chùa vàng. Tiếp đó, Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong là những doanh nghiệp niêm yết hiếm hoi được các ông chủ người Thái để mắt đến. Để sở hữu từ 11% đến gần 24% cổ phần tại những công ty này, số tiền mà các công ty Thái Lan phải bỏ ra cũng dao động từ 35 triệu USD đến hơn 500 triệu USD.


    Doanh nghiệp Việt sẽ học hỏi được kinh nghiệm quản lý, tầm nhìn, còn phía Thái Lan sẽ tận dụng được lợi thế thương hiệu của công ty Việt Nam có từ trước đó.

    Đang tồn tại 2 luồng quan điểm trong giới đầu tư và chuyên gia Việt Nam về sự thâm nhập của những doanh nghiệp lớn của Thái Lan suốt thời gian vừa rồi. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, đây là sự hợp tác hai bên cùng có lợi: doanh nghiệp Việt cần vốn để phát triển, trong khi đối tác ngoại cần mở rộng thị trường mới. Phần lợi từ những thương vụ này cũng được chia đều cho cả hai: Doanh nghiệp Việt học hỏi được kinh nghiệm quản lý, tầm nhìn, còn phía Thái Lan sẽ tận dụng được lợi thế thương hiệu của công ty Việt Nam có từ trước đó.

    Luồng ý kiến thứ hai thì lo ngại sự thâm nhập của hàng Thái sẽ lấn át hàng trong nước, đe dọa lợi thế "sân nhà" của hàng Việt. Đây được cho là bài toán khó với các doanh nghiệp trong nước để cân bằng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng với sản phẩm là lợi thế của chính doanh nghiệp mình.

    Techz.vn

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Tham vọng của người Thái sau thương vụ mua lại Nguyễn Kim

Share This Page