Cà rốt là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn hàng ngày được nhiều người Việt ưa thích. Ăn cà rốt sẽ tốt cho sức khỏe toàn thân, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như mắt, da, hệ tiêu hóa, răng, đặc biệt là vào mùa đông. Không những vậy, trong cà rốt có chứa các hợp chất tốt cho việc ngăn ngừa, phòng chống các căn bệnh như ung thư, ngăn ngừa tai biến mạch máu não... Trên thị trường hiện nay, có lẽ phổ biến nhất vẫn là loại cà rốt màu cam, tuy nhiên các bà nội trợ nên biết, cà rốt còn có rất nhiều loại với các màu sắc bắt mắt khác như: cà rốt tím, cà rốt đỏ, cà rốt xanh... 1. Cà rốt cam Cà rốt cam có chứa beta carotene (là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch), với một số alpha-carotene (chất chống oxy hóa đem lại màu sắc và hương vị cho nhiều loại trái cây và rau quả màu cam, đỏ). Hợp chất alpha-carotene có thể ngăn ngừa ung thư. Ăn nhiều cà rốt sẽ giúp cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Những củ cà rốt cam có nguồn gốc từ châu Âu và Trung Đông. Cà rốt cam 2. Cà rốt vàng Các nước ở Trung Đông là nơi đầu tiên xuất hiện cà rốt vàng. Loại cà rốt này có chứa lutein và zeaxanthin (sắc tố màu vàng xuất hiện tự nhiên trong nhiều loài thực vật và rau). Lutein và zeaxanthin là hai chất dinh dưỡng đặc biệt hữu ích cho mắt nhưng rất ít người biết đến. Chúng làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm và đục thủy tinh thể, những bệnh phổ biến nhất đối với mắt. Không những vậy, thành phần này trong cà rốt vàng còn ngăn ngừa bệnh ung thư phổi và làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch. Cà rốt vàng 3. Cà rốt đỏ Loại cà rốt này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Cà rốt đỏ được nhuộm màu bởi lycopene (là một sắc tố cũng được tìm thấy trong cà chua và dưa hấu), hợp chất này có tác dụng trong việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, giúp ngăn ngừa bệnh tim và nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt. Cà rốt đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được khuyên nên cung cấp trong thực đơn hằng ngày. Cà rốt đỏ 4. Cà rốt trắng Đây là loại cà rốt bắt nguồn từ Afghanistan, Iran, Pakistan. Cà rốt trắng thiếu sắc tố, nhưng chúng có chứa các chất tăng cường sức khỏe khác gọi là phytochemicals (các hợp chất hoạt tính sinh học tự nhiên có trong thức ăn thực vật) giúp người ăn có sức đề kháng tốt hơn để chống lại bệnh tật. Cà rốt trắng 5. Cà rốt tím Loại cà rốt này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, và ở các nước Trung Đông. Cà rốt tím (thường có màu cam bên trong) có chứa nhiều carotene beta (là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch) hơn so với cà rốt cam. Cà rốt tím có một chức năng rất quan trọng có mẹo hay phòng tránh được những bệnh liên quan đến hệ tim mạch, ung thư. Đối với da, cà rốt tím có biện pháp phòng tránh và chống lão hóa. Bởi trong cà rốt tím có chứa anthocyanins (một chất chống lão hóa mạnh mẽ giúp cơ thể bạn được trẻ hóa) Cà rốt tím 6. Cà rốt đen Cà rốt đen có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và ở các nước Trung Đông. Giống như cà rốt tím, loại đen cũng chứa anthocyanins (một chất chống lão hóa mạnh mẽ giúp cơ thể bạn được trẻ hóa), hợp chất này cũng có tác dụng chống ung thư. Đối với tóc, cà rốt tím giúp kiểm soát da đầu ngứa, giúp tóc nhanh mọc. Cà rốt đen 7. Cà rốt nâu Cà rốt loại này rất giàu hương vị, giúp món ăn trở nên đa dạng về màu sắc và mùi vị. Bên cạnh làm phong phú cho các món ăn, nó có tác dụng trong việc làm đẹp, giúp làn da mịn màng hơn. Cà rốt nâu 8. Cà rốt xanh Đây cũng là một loại cà rốt có màu sắc khác lạ khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Cà rốt xanh Xem thêm chủ đề: ca rot nhieu mau, ca rot, nhung mon an ngon, các món ăn ngon, nau an, mon ngon, quan ngon, mon an ngon, am thuc, am thuc viet nam, mon ngon moi ngay, bep eva, bao phu nu, the gioi phu nu, eva Nguồn EVA.VN