(PCWorldVN) Viện nghiên cứu bảo mật AV-Test vừa cho biết số lượng mã độc máy tính được phát hiện trong năm 2014 đã tăng 72% so với năm 2013, đạt mức báo động là trên 143 triệu mã độc. Ucraina 'tố' tình báo Nga tấn công website chính phủ Đức Bí ẩn xung quanh vụ tấn công mạng nhằm vào nhà máy thép tại Đức TetCon 2015: Trải nghiệm thực tế về các lỗ hổng bảo mật tại Việt Nam Xuất hiện công cụ iDict giúp bẻ khóa tài khoản iCloud Theo Cnet, báo cáo của AV-Test cho thấy số lượng mã độc - bao gồm cả virus và sâu máy tính - phát hiện trong vòng 2 năm trở lại đây thậm chí đã nhiều hơn số lượng mã độc của 10 năm trước cộng dồn lại. Được biết, AV-Test là một tổ chức chuyên nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của các phần mềm/ứng dụng phòng chống virus trên máy tính. Các đơn vị nghiên cứu bảo mật khác, chẳng hạn như hai hãng sản xuất phần mềm bảo mật Malwarebytes và Kaspersky, cũng đưa ra đánh giá tổng kết và dự báo tương tự báo cáo của AV-Test. Tính đến thời điểm ngày 31/1/12, đã có tổng cộng trên 326 triệu mã độc được phát hiện. Trong nhiều năm trước, các phần mềm phòng chống virus phát hiện ra mã độc bằng cách phân tích và nhận diện một đoạn mã nhất định (đã biết trước) tồn tại trong các phần mềm/ứng dụng độc hại. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giới hacker đã tinh thông hơn và họ tìm ra một cách thức rất cơ bản để tạm thời qua mặt dễ dàng các ứng dụng phòng chống virus: đó là mua hay tải về miễn phí đoạn mã độc nào đó, sau đó thực hiện vài tinh chỉnh và rõ ràng là đoạn mã ấy sẽ trở nên "vô hình" trước các ứng dụng bảo mật trên hệ thống. Chuyên gia Timo Hirvonen tại hãng phần mềm bảo mật F-Secure cho biết thủ thuật nói trên dễ dàng như thao tác bỏ một từ hay thêm một ký tự vào tài liệu MS Word, và kết quả là mã độc sẽ thay đổi thường xuyên đến nỗi chúng ta khó lòng nhận diện được để ngăn chặn chúng. Cũng theo Cnet, ngành công nghiệp bảo mật đang nỗ lực tìm câu trả lời cho thực tế này và một trong những kỹ thuật mới nhất đó là theo dõi cách thức mà các mã độc hành xử và mục tiêu mà chúng đang nhắm đến, hay nói rõ ràng hơn là chúng ta phải xác định được mã độc muốn cố gắng làm điều gì trên hệ thống máy tính của người dùng. Ví dụ, với loại mã độc có ý định đánh cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng trực tuyến, thì cần đảm bảo rằng mọi tập tin liên quan đến dữ liệu này cần được giám sát chặt bởi các công cụ bảo mật mới. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Jérôme Segura tại hãng Malwarebytes cho biết "trò chơi mèo chuột" giữa giới hacker và các hãng sản xuất ứng dụng phòng chống virus thậm chí đã bước vào thế giới mã hóa. Cụ thể, hacker đang cố làm cho đoạn mã bên trong các ứng dụng độc hại trở nên rối tung rối mù nhằm tránh bị phát hiện, bằng cách sử dụng cùng kỹ thuật mà các hãng sử dụng để bảo vệ các tập tin dữ liệu. Bên cạnh đó, theo nhà nghiên cứu Patrick Nielsen tại hãng Kaspersky, hiện còn có tình trạng hacker thông qua quảng cáo trên các website hợp pháp, điển hình như Yahoo News, để phát tán mã độc. Do đó, theo Cnet, cách tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại, là người dùng cần cài đặt ứng dụng bảo mật cho máy tính của mình và thường xuyên cho ứng dụng này cập nhật. Nguồn PC World VN