Đổi mã vùng – làm càng chậm tổn thất càng lớn

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 10, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 414)

    (XHTT) Gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin 59/63 tỉnh, thành trên cả nước sẽ phải thay đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 1/3/2015, khi Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT về Quy hoạch kho số viễn thông mới do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành chính thức có hiệu lực. Nhiều ý kiến doanh nghiệp, người dân lo ngại rằng việc chuyển đổi cho kịp thời hạn là quá gấp. Việc thay đổi mã vùng cũng gây nhiều xáo trộn đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như người dân.


    Gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin 59/63 tỉnh, thành trên cả nước sẽ phải thay đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 1/3/2015, khi Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT về Quy hoạch kho số viễn thông mới do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành chính thức có hiệu lực. Nhiều ý kiến doanh nghiệp, người dân lo ngại rằng việc chuyển đổi cho kịp thời hạn là quá gấp. Việc thay đổi mã vùng cũng gây nhiều xáo trộn đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như người dân.

    Giải đáp những thắc mắc này, đại diện Cục Viễn thông giải thích rằng, nội dung Thông tư 22/2014/TT-BTTTT đã nêu rõ,ngày 1/3/2015 chỉ là thời điểm mà Thông tư có hiệu lực. Chỉ sau đó, Bộ TT&TT mà cụ thể là Cục Viễn thông mới có sở cứ để làm việc với các doanh nghiệp viễn thông về việc chuyển đổi mã vùng cố định, từ kế hoạch triển khai cụ thể ra sao, lộ trình như thế nào, các bước chi tiết sẽ được bàn thảo, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để giảm thiểu tác động. Trên cơ sở đó, Cục Viễn thông sẽ xây dựng kế hoạch và trình Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.

    Theo đó việc đổi mã vùng sẽ được thực hiện theo lộ trình gồm 2 bước: đầu tiên là chuyển mã vùng điện thoại cố định, sau đó, khi các mã vùng được giải phóng sẽ tiến tới chuyển đầu số di động, từ thuê bao 11 số chuyển thành 10 số, sử dụng những đầu số cố định nói trên (3,4,5,7,8).

    Riêng đối với việc chuyển đổi mã vùng cố định, kế hoạch triển khai sẽ chia thành nhiều giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 3-6 tháng, áp dụng cho một số tỉnh, thành gần gũi nhau về mặt địa lý. Trong thời gian mới chuyển đổi, Cục Viễn thông đã tính đến phương án quay số song song để người dân có thể quen dần với mã vùng mới, tránh tình trạng hẫng hụt ban đầu.

    Nhìn chung, việc quy hoạch lại kho số viễn thông theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT cơ bản sẽ không tạo ra sự thay đổi về số thuê bao mà chỉ đổi mã vùng mạng cố định, đồng thời bổ sung thêm mã mạng di động để thống nhất toàn bộ thuê bao di động về 10 số. Đại diện Cục viễn thông cũng cho biết, mục tiêu đặt ra của thông tư 22/2014/TT-BTTTT là từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn tất toàn bộ việc chuyển đổi mã vùng cố định cũng như thuê bao di động 11 số thành 10 số,

    Làm càng chậm, tổn thất càng lớn.

    Đồng tình rằng việc chuyển đổi mã vùng cố định 59 tỉnh thành sẽ gây xáo trộn nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như người dân, tuy nhiên, đại diện Cục Viễn thông khẳng định, việc ban hành quy hoạch mới là cần thiết và "không thể chậm trễ hơn nữa", vì càng triển khai chậm thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng lớn.

    Lý giải về điều này, đại diện Cục viễn thông giải thích “Kho số dành cho di động hiện tại đã cạn kiệt. Nhiều người dùng đã buộc phải sử dụng thuê bao 11 số (1xx). Nếu càng để lâu thì số lượng người dùng sử dụng thuê bao 11 số càng nhiều, khi ấy việc chuyển đổi sẽ càng ảnh hưởng rộng hơn. Hơn nữa, số lượng thuê bao cố định ngày càng giảm nên việc cố định chiếm tới 7 đầu số, chỉ chừa lại 2 đầu số cho di động như Quy hoạch cũ đã thể hiện rõ sự bất cập, gây lãng phí và kém hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên tần số.”

    Mục tiêu lớn đặt ra khi quy hoạch lại đầu số là phải đảm bảo cho Quy hoạch tồn tại được lâu dài, 10-15 năm sau vẫn đáp ứng được nhu cầu thực tế và thông lệ quốc tế, bên cạnh đó, phải quy hoạch được các đầu số, mã số một cách phù hợp: Dành nhiều đầu số cho những thị trường có nhu cầu cao và bố trí ít đầu số cho những thị trường dùng ít hơn. Bên cạnh đó, Quy hoạch mới còn cần giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến doanh nghiệp viễn thông, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ....

    Liên quan đến những mã vùng cố định mới, một số ý kiến cho rằng sự thay đổi khá khó nhớ và dường như không theo quy tắc nào. Tuy nhiên, đại diện Cục Viễn thông khẳng định, tất cả đều được xây dựng có logic (từ Bắc xuống Nam, cân đối các tỉnh liền kề...), hạn chế tối đa diện ảnh hưởng và đảm bảo mục tiêu lâu dài. Việc đưa tất cả các mã vùng về đầu số 2 là đã có tính toán kỹ lưỡng, trên cơ sở nếu thị trường viễn thông có tiếp tục phát triển mạnh thì cũng ít ảnh hưởng nhất đến số cố định. Hiện tại cả nước đang có 63 vùng cước, mỗi tỉnh một vùng cước riêng. Xu hướng chung là sẽ giảm số vùng cước xuống, gom các tỉnh gần nhau thành một vùng cước và phấn đấu trong tương lai, cả nước sẽ chỉ còn từ 8-10 vùng cước, các mã dài 3 chữ số được rút gọn còn 2 chữ số. Về mặt kỹ thuật thì các tổng đài tính cước của doanh nghiệp viễn thông khi ấy sẽ hoạt động được thuận lợi nhất và người dân cũng sẽ sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Việc chuyển đổi cũng phải đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài nhưng tinh thần chung vẫn là cố gắng "giữ nguyên được tỉnh nào thì giữ".

    Bên cạnh đó, quy hoạch mới còn giải quyết được nhiều tồn tại của quy hoạch cũ, chẳng hạn như khi công nghệ liên tục phát triển, nhiều công nghệ mới ra đời mà Quy hoạch cũ không theo kịp, chưa dành ra mã số riêng cho dịch vụ đó thì sẽ nảy sinh nhu cầu bổ sung. Tương tự, những dịch vụ cũ, ít người dùng cũng cần loại bỏ khỏi quy hoạch, dành tài nguyên cho dịch vụ mới.

    Các nhà mạng đã sẵn sàng.

    Đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT cho biết, doanh nghiệp này hoàn toàn tuân thủ thực hiện theo chủ trương của Bộ và nhận định, phạm vi ảnh hưởng của quyết định chuyển đổi mã vùng cố định chỉ giới hạn trong các cuộc gọi liên tỉnh, gọi từ mạng di động hoặc từ quốc tế về mạng cố định. Đối với các cuộc gọi nội hạt đến mạng cố định trong cùng một tỉnh, thành phố sẽ không có bất cứ thay đổi gì vì số thuê bao cố định vẫn giữ nguyên.

    Trên tinh thần đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng, Tập đoàn VNPT đang xây dựng kế hoạch đổi mã vùng cố định và báo cáo Bộ TT&TT phê duyệt theo hướng thực hiện có lộ trình và giai đoạn, không đổi đồng thời cùng một thời điểm. Cụ thể, Kế hoạch đổi mã vùng cố định sẽ thực hiện theo 3 bước:

    + Bước 1: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    + Bước 2: thực hiện đổi mã vùng, đảm bảo đồng thời 2 cách quay số cũ và mới. Khách có thể thực hiện theo cách quay số cũ và mới (VD: 04.35118816 và 024.35118816).

    + Bước 3: Chuyển cách quay cũ vào âm thông báo đổi mã vùng (VD: khi KH quay số 04.35118816 sẽ được nghe âm thông báo “mã vùng của Hà Nội đổi từ 4 thành 24, đề nghị quí khách quay lại theo mã vùng mới”).

    Như vậy là về cơ bản, phương án triển khai và lộ trình của VNPT tương đối đồng thuận với giải pháp mà Cục Viễn thông đưa ra.

    Ngoài VNPT các nhà mạng khác cũng cho biết rằng đơn vị mình đã chuẩn bị và có những kế hoạch phù hợp với lộ trình thay đổi quy hoạch số của Cục Viễn Thông.

    Nha Trang ( Theo Bộ TT & TT)

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Đổi mã vùng – làm càng chậm tổn thất càng lớn

Share This Page