Lí do bạn có thể bỏ qua triễn lãm CES

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 5, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 311)

    (PCWorldVN) Không đến CES 2015 sau 23 năm tham dự liên tục, một chuyên gia công nghệ đã đưa ra quyết định này vì những lý do rất đáng suy ngẫm.


    Đó là ông Harry McCracken, biên tập viên tại tờ Fast Company.

    Hồi tháng 10/1991, Harry tham dự triển lãm COMDEX tại Las Vegas. Đó là lần đầu tiên một hội nghị công nghệ có quy mô lớn diễn ra tại Las Vegas tạo được ấn tượng sâu đậm đối với Harry.

    Kể từ đó, Harry năm nào cũng đến COMDEX, cho đến khi triển lãm này bị hủy bỏ chính thức vào năm 2003. Kể từ đó, Harry bắt đầu chú ý đến CES, là sự kiện tương tự như COMDEX nhưng có quy mô lớn hơn, tập trung nhiều vào hàng điện tử tiêu dùng hơn là PC. Tại thành phố Vegas, ngoài COMDEX đã ngưng và CES còn có một số hội nghị, triển lãm công nghệ khác như CTIA Wireless.

    [​IMG]
    Các công ty đang chuẩn bị cho CES 2015, diễn ra từ 6-9/2015 tại Las Vegas, Mỹ.

    Một hội chợ trung bình kéo dài 3,5 ngày, do đó tính đến nay thì Harry đã bỏ ra khoảng 3 tháng để đi quanh các quầy triển lãm tại trung tâm hội chợ Las Vegas, chưa kể ông còn tham dự hàng trăm cuộc thảo luận, theo dõi hàng ngàn sản phẩm mới và ghi nhớ trong đầu đâu là tuyến đường tham quan tốt nhất. Và cũng tại COMDEX, ông đã gặp được người bạn trăm năm của mình.

    Tuy vậy, vào ngày 6/1/2015, khi ngành công nghiệp công nghệ cao một lần nữa diễn ra tại Vegas, Harry quyết định không tham dự và sẽ "ngủ nướng" một mình vì vợ của ông sẽ đến CES 2015.

    Harry là một nhà báo, và ông từng viết kêu gọi mọi người đến CES khi ông kể nhiều về những sản phẩm mới, đẹp sẽ được trưng bày, trình diễn tại đây. Nhưng năm nay, Harry cho rằng vấn đề là: không ai có ý định mua chúng và hàng ngàn nhà báo đang phí thời gian "lăng quăng" tại CES.

    Có thể một vài điểm nhấn tại CES không nằm ở các gian trưng bày, mà nằm ở "hậu trường", mà Harry thường gọi là Shadow CES. Đó là những cuộc họp bên trong cánh cửa đóng kín, những cuộc thảo luận bên bàn ăn hay những cuộc nói chuyện phiếm với các nhân vật nổi tiếng. Thực tế, Shadow CES tuy không phải là những sự kiện chính thức nhưng những thông tin "hậu trường" như vậy mới có nhiều giá trị và đáng tin hơn.

    Với Harry, không tham dự CES thì không có nghĩa là "ghét" CES, cho dù hồi năm 2008, Harry từng viết một bài trên tạp chí Slate về những mặt yếu kém của CES năm ấy.

    [​IMG]
    CES hồi năm 1980, có không khí hệt như những năm gần đây, chỉ trừ những chiếc TV CRT hay những chiếc máy nghe nhạc đĩa than.

    CES diễn ra vào thời điểm khá oái oăm, ngay sau kỳ mua sắm hàng điện tử tiêu dùng cuối năm. Nhiều sản phẩm trưng bày tại CES là các món không mấy được người tiêu dùng quan tâm như HDTV, và vài loại sản phẩm còn quá xa vời, không mấy thực tế. Nhiều công ty lớn bỏ qua CES, như là Apple, vì họ muốn tạo một lịch công bố sản phẩm riêng, ở nơi họ mong muốn mà không phải chen chân với hàng ngàn công ty khác tại hội chợ. Bên cạnh đó, còn có nhiều công ty khởi nghiệp rất thú vị nhưng họ không mấy quan tâm đến CES hoặc thiếu vốn để hiện diện tại đây.

    Một điều khác là nhiều công nghệ, sản phẩm tại CES còn phải mất nhiều năm sau mới được thương mại hóa, giống hệt tình trạng của COMDEX nhiều năm về trước.

    Do vậy, có nhiều bài viết giải thích tại sao một số chuyên gia công nghệ không muốn tham dự CES, đa phần cho rằng CES từng là sự kiện rất ấn tượng, quan trọng nhưng càng về sau càng nhạt.

    CES và COMDEX đều có chung số phận, mỗi năm trôi qua là mỗi một khung cảnh về ngành công nghiệp không hoàn hảo: quá thời, kiệt quệ, kỳ quái và đầy sản phẩm lạ lùng nhưng lại không thực tế. Đó là lý do mà nhiều người chuyên gia đúc kết rằng chỉ mất thời gian khi tham dự CES.

    Và lý do chính mà Harry không đến CES năm nay: ông muốn thử xem cứ hai năm đến CES một lần thì như thế nào. Ông muốn tham dự CES 2016.

    Ông không cho rằng bỏ qua CES 2015 sẽ là một sai lầm to lớn. Suốt 24 năm ròng theo dõi ngành công nghệ, Harry chỉ bị ám ảnh vì không tham dự một sự kiện công bố sản phẩm. Đó là phiên giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên của Steve Jobs hồi năm 2007 tại San Francisco, là một trong 3 hoặc 4 sự kiện quan trọng nhất của toàn bộ lịch sử công nghệ điện toán cá nhân.

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Lí do bạn có thể bỏ qua triễn lãm CES

Share This Page