Giao tiếp qua xúc giác

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Dec 30, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 453)

    (PCWorldVN) Trong 5 giác quan con người, thiết bị công nghệ chỉ tập trung vào tai và mắt, nghĩa là vào thính giác và thị giác. Nhưng một số công nghệ mới đang tiến đến giác quan thứ 3: xúc giác.


    Khi nhận được một tin nhắn trên điện thoại, bạn không cần lấy điện thoại ra xem nhưng vẫn biết được chính xác nội dung tin nhắn đó là gì, chỉ cần qua... xúc giác. Đó là mục tiêu của ứng dụng mang tên Mumble! trên Google Play. Ứng dụng này tập hợp nhiều mẫu rung khác nhau khi có một tin nhắn tới, dựa trên từng mẫu âm tiết, kết hợp với cường độ rung mạnh hơn khi tin nhắn có dấu cảm thán hay viết hoa.

    Sau vài tuần sử dụng ứng dụng này, người dùng có thể có được khả năng nhận diện văn bản qua mẫu rung của điện thoại từ bạn bè quen thuộc và những dạng tin nhắn quan trọng khác, như bạn sẽ biết ngay được mình vừa mới nhận một emoji :) nên không vội phải gửi phản hồi ngay lập tức.

    [​IMG]
    Giao diện Mumble! cho bạn thiết lập các mẫu rung theo từng nội dung tin nhắn.

    Các công nghệ dựa vào xúc giác gần đây phát triển nở rộ, như công cụ buzz, rung hoặc giao tiếp với con người qua da. Các nhà sản xuất xe hơi như General Motors (GM) đang chế tạo ghế ngồi cho tài xế có thể rung theo hướng sắp xảy ra va chạm. Đồng hồ thông minh của Apple có thể tạo áp lực khác nhau trên cổ tay bạn để quy định các kiểu giao tiếp, từ tin nhắn mới cho đến định vị GPS. Xúc giác sẽ là cách thức mới mà chúng ta tương tác với thông tin và với người khác.

    Không khó để nhận thấy tại sao các nhà thiết kế đang tìm kiếm một cách tương tác mới. Mắt và tai chúng ta hiện đang là 2 giác quan thống trị trong thế giới số, nhưng dường như cả hai đang bị quá tải. Thiết bị mới ồ ạt xuất hiện với đủ kiểu thông báo hiển thị và kêu liên tục. Ngược lại, da chúng ta là một "kênh chưa khai phá", như Raymond Kiefer, chuyên gia về thiết kế an toàn ghế ngồi của GM, nhận định. "Đây là cách chúng ta bỏ qua được mặt âm thanh và hình ảnh trong thiết kế."

    Dĩ nhiên, ở đây cũng có nguy hiểm. Cái gì mới cũng rất dễ bị lạm dụng, giống như một làn đường mới mở sẽ tăng lưu lượng xe cộ lưu thông, và đến một lúc nào đó thông báo dạng xúc giác cũng sẽ quá tải. Nhưng hiện nay, rõ ràng chúng ta muốn các nhà phát triển ứng dụng giảm đi số lần điện thoại "ping" người dùng khi có tin nhắn mới.

    [​IMG]
    Thiết kế rung cảnh báo nguy hiểm cho tài xế của GM.

    Điều đáng nói về giao tiếp qua xúc giác là đây sẽ là một phương thức truyền thông rất tiềm năng trong tương lai. Con người cực kỳ nhạy bén trong việc phân biệt giữa các tín hiệu khác nhau khi chúng ta cảm nhận qua da. Nhà thiết kế thiết bị đeo của Google là Seungyon Claire Lee thử nghiệm một sản phẩm tên là BuzzWear, là vòng đeo tay có 3 bộ rung, có thể thực hiện 24 mẫu rung khác nhau. Chỉ trong vòng 40 phút trải nghiệm, các đối tượng thử nghiệm đều có thể phân biệt các mẫu rung khác nhau chính xác đến 99%.

    Trong một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực điện toán xúc giác là Karon MacLean tại đại học British Columbia cho người thử nghiệm chơi một trò chơi về phân biệt mẫu rung trên ngón tay thông qua một game trên smartphone, kết quả là họ có thể nhớ được các mẫu rung nhiều tuần liền.

    Các mẫu rung cơ bản sẽ mở đường đến với những tín hiệu phức tạp hơn. Như bà Lee mường tượng là có thể sử dụng các sợi chỉ để tạo ra hàng trăm ngàn cảm ứng xúc giác trong quần áo, để có thể "vẽ" được một bức tranh ngay trên da người.

    Có thể alphabet của xúc giác sẽ là emoji tiếp theo, là cách diễn đạt cộng thêm cho ngôn ngữ truyền thống, cho email, văn bản, với nhiều cách biểu cảm mới, khác biệt. Như Apple từng đề xuất rằng đồng hồ của họ có thể cho bạn cảm nhận được nhịp tim đập của người yêu theo thời gian thực. Nhân loại chúng ta mất nhiều thế kỷ để học cách viết trên giấy, giờ đây chúng ta sẽ bắt đầu học qua da.

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Giao tiếp qua xúc giác

Share This Page