(PCWorldVN) Amazon vẫn độc chiếm chiếc ngai điện toán đám mây trong vài năm nay, nhưng Microsoft dưới thời Satya Nadella đã cho thấy nền tảng Azure của họ đang dần rút tỉa thị phần của Amazon Web Services Microsoft trên 3 trụ đỡ: Windows, Office 365 và Azure Microsoft và chiến lược cho Azure Dịch vụ đám mây Microsoft Azure lại gặp sự cố Thêm một nhà cung cấp giải pháp đám mây nội địa cho doanh nghiệp Năm ngoái, nhà phát triển phần mềm K2 không thuê giải pháp đám mây của Amazon và đổi sang sử dụng dịch vụ của Microsoft. Theo ông Adriaan van Wyk, CEO của K2 thì cho biết đến nay ông hài lòng về chọn lựa này bởi các công cụ dành cho nhà phát triển của dịch vụ Azure rất tốt và ông thích dịch vụ cá nhân hóa dành cho từng khách hàng của Microsoft. Tuy vậy, thỉnh thoảng Azure bị chậm, và cụ thể vào ngày 18/11 vừa qua, dịch vụ này bị "treo" vài giờ trên toàn cầu. Và để đảm bảo cho hoạt động doanh nghiệp, Van Wyk quyết định dời 5% hạ tầng về lại Amazon Web Services (AWS). 40% khách hàng của Azure là công ty khởi nghiệp và công ty phát triển phần mềm. Câu chuyện trên của K2 cho thấy Microsoft đang cố gắng giành giật thị phần điện toán đám mây với nhà khổng lồ Amazon hiện đang dẫn đầu ngành công nghiệp này. Theo nhóm nghiên cứu thị trường Synergy Research, trong quý 3 năm nay, Amazon chiếm 27% thị phần của thị trường toàn cầu về dịch vụ kiến trúc hạ tầng điện toán đám mây có tổng giá trị 14,5 tỷ USD, hơi giảm so với cùng kỳ năm trước là 28%, trong khi thị phần của Azure trong cùng giai đoạn tăng từ 3% lên mức 10%. Cách nay hai năm, chỉ có mỗi Amazon độc chiếm vị trí dẫn đầu, thì nay đã có thêm một đối trọng mới là Microsoft. Trong khi Amazon không công bố chi tiết từng mục tài chính đối với mảng kinh doanh AWS thì trong một báo cáo tài chính kết thúc ngày 30/9 vừa qua, họ cũng đã công bố lợi nhuận cho tổng mảng kinh doanh AWS đạt 1,34 tỷ USD, tăng 40% so với năm ngoái. Microsoft không công bố doanh thu của Azure nhưng Synergy dự kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm của Azure đạt 136% tính từ năm ngoái. Amazon công bố dịch vụ đám mây từ năm 2006, trước Microsoft 4 năm. Theo phó chủ tịch mảng tiếp thị toàn cầu của AWS, ông Ariel Kelman, đến nay, Amazon có được nền tảng đám mây rộng nhất và có chiều sâu nhất. Còn đối với Satya Nadella, vừa giữ chức vụ CEO của Microsoft hồi tháng 2 đầu năm nay, đã đưa đám mây là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch tái thiết Microsoft. Trong vai trò trước đây của ông là lãnh đạo nhánh máy chủ và đám mây, Nadella đã thúc đẩy đưa các tính năng về đám mây vào máy chủ dữ liệu SQL và sau này đưa ra phiên bản cho các công ty để triển khai trên trung tâm dữ liệu riêng của họ. Ông muốn mọi người có ý nghĩ rằng Azure chỉ dành cho ai dùng Windows và viết ứng dụng sử dụng các công cụ lập trình .Net của Microsoft. Đến nay, Azure hỗ trợ 7 phiên bản Linux, là hệ điều hành nguồn mở, cạnh tranh trực tiếp với Windows. Microsoft cũng đang cố tiếp thị đến các công ty làm web, là cũng là đối tượng mà AWS tập trung hướng đến. Microsoft hỗ trợ, gửi nhân viên đến làm việc chung với khách hàng, phí 5.000 USD mỗi tháng cho dịch vụ Azure trong thời gian 1 năm. Microsoft cho biết 40% khách hàng Azure là doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc công ty bán lẻ phần mềm. Một trong số khách hàng của Azure là DocuSign, từng phát triển phần mềm giúp người dùng lưu lại các chữ ký số. DocuSign quyết định dời hẳn hạ tầng máy chủ quản lý nội bộ lên điện toán đám mây Azure. Họ vẫn chưa chuyển các trang tương tác với khách hàng lên Azure vì cho rằng Azure chưa đủ ổn định, mặc dù nền tảng này cải thiện nhiều theo thời gian. Khi đề cập đến vụ việc Azure bị đứng hôm 18/11, Jason Zander, phó chủ tịch của Azure cho biết, mọi công ty đều gặp phải vấn đề này. Microsoft lúc ấy đã nỗ lực hết mình để tái khởi động hệ thống một cách nhanh nhất. Theo một nhân viên bán hàng của Microsoft, cứ mỗi tuần, Azure có thêm hơn 10.000 khách hàng đăng ký mới. Tuy nhiên, những cái tên doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng như Airbnb, Spotify hay Pinterest vẫn là khách hàng thân thiết của Amazon. Một thách thức khác của Microsoft là Amazon liên tục chủ động tiếp cận với khách hàng chủ chốt xưa nay của Microsoft. Cách nay 6 năm, Amazon hầu như không có nhân viên nào chuyên về bán giải pháp cho doanh nghiệp hoặc bộ phận hỗ trợ riêng; đến nay họ có vài ngàn người. Trong hội nghị re:Invent hằng năm về AWS vừa diễn ra tháng qua, Amazon tổ chức những buổi nói chuyện riêng biệt, cùng với đó là những buổi tiệc tối, mời vài trăm doanh nghiệp tham dự, mà theo CEO Amazon Jeff Bezos thì đó mới chỉ là một phần trong chiến lược tiếp cận doanh nghiệp của hãng. Còn về mặt nền tảng, AWS vừa công bố Aurora, một engine cơ sở dữ liệu mới, là mảng điện toán đám mây mà Microsoft từng có thế mạnh. Và trong tháng cuối năm này, Microsoft cũng đang tung ra một phần mềm mạnh mẽ hơn để chạy tốt các ứng dụng phức tạp trên mây, là một góc mà dịch vụ của AWS chạy còn hơi chậm. Microsoft còn có một lợi thế khác là về giá. Còn đối với Amazon, cho dù kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng Amazon liên tục lặp đi lặp lại rằng họ sẵn sàng bỏ đi lợi nhuận để bảo vệ thị phần. Nguồn PC World VN