(PCWorldVN) Mặc dù deep learning hiện chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm của những "trùm công nghệ" nhưng công ty khởi nghiệp MetaMind có thể sẽ tiên phong đưa loại sản phẩm trí tuệ nhân tạo này đến với công chúng. Baidu đem trí tuệ nhân tạo vào engine tìm kiếm Google và đội quân trí tuệ nhân tạo “Chìa khóa” trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo sẽ đe dọa sự sống Cách nay 5 năm, một sinh viên đại học Stanford (Mỹ) là Richard Socher đã tạo ra một tập công cụ đo (benchmark) để các đại gia công nghệ Google, Microsoft và IBM sử dụng trong việc thử nghiệm các hệ thống nhận diện khuôn mặt. Và bây giờ Richard Socher vừa cho "ra lò" một công ty riêng và công ty ấy cũng đã đánh bại tất cả chuẩn thử nghiệm trên. Richard Socher (trái) và Sven Strohband tại văn phòng của công ty khởi nghiệp MetaMind ở Palo Alto, California, Mỹ. Công ty khởi nghiệp mà Socher thành lập cùng với Sven Strohband - CTO của Khosla Ventures và Marc Benioff - CEO của Salesforce mang tên MetaMind, ra đời ngay sau khi anh này cầm trong tay tấm bằng thạc sỹ. Mục tiêu của MetaMind là tập trung vào trí tuệ nhân tạo cũng như deep learning (tức mảng học chuyên của máy tính), là quy trình dạy cho các hệ thống mạng máy tính xử lý như não bộ con người để nhận diện và phân tích hình ảnh, văn bản, áp dụng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ y khoa cho đến thức ăn nhanh. Ví dụ như trong lĩnh vực thức ăn nhanh, bạn có thể lấy điện thoại chụp một tấm ảnh thức ăn nào đó, hệ thống tự nhận biết tên món ăn đó là gì. MetaMind hiện đã rót hơn 8 triệu USD để nhảy vào một thị trường mà vốn dĩ ngay cả những thương hiệu lớn cũng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu bởi không dễ tìm kiếm khách hàng để đưa các công cụ machine learning vào phần mềm bán hàng của doanh nghiệp. Dù vậy, ít nhất là có được một chuẩn nên MetaMind đã gần tiếp cận được với khách hàng. Trong cuộc thi ImageNet được tổ chức hằng năm, là cuộc tranh tài giữa các hệ thống deep learning (sử dụng các chuẩn mà Socher tạo ra), hệ thống của MetaMind đã nhận diện được chính xác đến 92,4% đối tượng, chỉ đứng sau hệ thống của Google. Nguồn PC World VN