(PCWorldVN) CloudEthernet Forum - CEF đã quyết định phát triển các tiêu chuẩn theo hướng tiếp cận hoàn toàn khác so với các tiêu chuẩn truyền thống của điện toán đám mây. Thiết lập hệ thống điện toán đám mây riêng cho doanh nghiệp Điện toán đám mây của Microsoft tiến triển tốt Mở đường cho công nghệ điện toán đám mây Microsoft trên 3 trụ đỡ: Windows, Office 365 và Azure Microsoft và chiến lược cho Azure Liệu CEF có trở thành một tổ chức tiêu chuẩn cho nền tảng điện toán đám mây và liệu CEF có thể được đưa ra những chứng chỉ hay không? Đó chính là những nghi vấn đầu tiên khi CEF được thành lập hồi năm 2013, tuy nhiên vào thời điểm lúc bấy giờ thì rõ ràng là còn quá sớm để đưa ra một câu trả lời rõ ràng. CEF bắt đầu hoạt động dưới hình thức lắng nghe phản hồi từ các đối tác. Tata Communications là một trong những công ty đầu tiên lưu ý đến những khó khăn mới nổi lên khi những khách hàng lớn của họ bắt đầu mở rộng quy mô các trung tâm dữ liệu thật sự và đưa chúng ra toàn cầu. Diễn đàn CloudEthernetForum CEF đã đề cao cảnh giác với những dấu hiệu ban đầu của mối đe dọa trước mắt khi phần lớn mọi người đều tin chắc rằng điện toán đám mây chỉ là nhất thời. Điện toán đám mây sẽ là một giải pháp đầy hứa hẹn nhưng đầu tiên cần phải có sự hợp tác nghiêm túc để giải quyết những vấn đề trước khi hiện tượng đám mây này phân tán thành từng mảnh riêng biệt. Khi tổ chức MEF (Metro Ethernet Forum- diễn đàn mạng đô thị) bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn cho Carrier Ethernet, nhiệm vụ của họ là thuyết phục được toàn ngành rằng Ethernet là một giải pháp mạng WAN (mạng mở rộng), và việc tạo ra những tiêu chuẩn là một phần nhiệm vụ chủ yếu. Hoàn cảnh của CEF rất khác biệt, bởi vì những dịch vụ điện toán đám mây đã và đang tiến hết tốc lực về phía trước, đòi hỏi những đường ray vững chắc phải được chuẩn bị trước để đảm bảo thị trường không bị tắc nghẽn. Để làm được việc này, CEF phải tích hợp ba hình thức tương đối mới là: mạng chức năng ảo hóa NFV, mạng dựa trên phần mềm SDN và chuẩn Carrier Ethernet. Đó là một lĩnh vực chưa được tìm hiểu, rất phức tạp và cần phải được đặt dưới áp lực triển khai hệ thống điện toán đám mây nhanh chóng. Điện toán đám mây cũng tạo ra sự hữu dụng và phiền toái giống như sự ra đời của máy tính cá nhân vậy. Những gì xảy ra tiếp theo là một dòng chảy của những chiếc máy tính cá nhân mới với loạt hệ điều hành không tương thích. Thị trường cuối cùng bị thống trị bởi Microsoft và IBM PC, nhưng vẫn có sự bất tương thích với Macintosh và Unix, và ai cũng công nhận rằng hệ điều hành vượt trội không nhất thiết là một hệ điều hành lý tưởng cho doanh nghiệp. Đây là những gì mà hiện nay CEF đang mạo hiểm với điện toán đám mây: có những dịch vụ điện toán đám mây rất tốt mới nổi lên, nhưng chúng không được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp một lần nữa lại sẽ đối mặt với vấn đề cố gắng tích hợp hệ thống toàn cầu của mình trong khi phải phụ thuộc vào các dịch vụ độc quyền không tương thích cho dù những dịch vụ này có tốt như thế nào đi nữa. Tiêu chuẩn ngành sẽ được cần đến để xây dựng loại dịch vụ điện toán đám mây vendor-neutral (không phụ thuộc vào sản phẩm của nhà cung cấp cụ thể nào), cần thiết để hỗ trợ một nền văn hóa doanh nghiệp toàn cầu sôi nổi đích thực. Đó là mục tiêu của dự án OpenCloud được công bố vào tháng 5/2014. CEF đã đặt tên cho bộ tiêu chuẩn mới của mình là “CloudE 1.0”, trong đó thể hiện quá trình phát triển các tiêu chuẩn tiên tiến, cơ bản khác biệt so với thông thường. Mô hình CloudE 1.0. Hầu hết tổ chức tiêu chuẩn nghiên cứu những phát triển tiêu chuẩn dựa trên nghiên cứu 3 tháng hoạt động của từng lĩnh vực. Họ gặp gỡ và tranh luận để đi đến nhất trí về việc tiêu chuẩn cần đến là gì, rồi các phiên bản thử nghiệm được chia sẻ rộng rãi và được trau chuốt cho đến khi phiên bản tiếp theo được đồng ý và chấp nhận tại cuộc họp tổ chức. Phương thức này sẽ không thích hợp với những thứ phức tạp và phát triển nhanh chóng như điện toán đám mây, cho nên Cloud 1.0 sẽ được phát triển như một quá trình lặp lại liên tục dựa trên một vòng đánh giá của kiến trúc tham khảo điện toán đám mây (Cloud Reference Architecture), môi trường thử chuẩn (Reference Test Bed), hệ thống OpenCloud và một loạt trường hợp sử dụng (Use Case) dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Nguồn PC World VN