(PCWorldVN) Đi theo một hướng hoàn toàn không giống nhiều hãng công nghệ khác, Vantage tạo ra môi trường 'phòng xông hơi' để "làm mát" cho các trung tâm dữ liệu. Apple sẽ xây thêm trung tâm dữ liệu cho các dịch vụ trực tuyến Hạ nhiệt trung tâm dữ liệu Loạt hình hiếm hoi về các siêu trung tâm dữ liệu Google Vantage Data Centers là công ty có trụ sở ở Mỹ chuyên kinh doanh trung tâm dữ liệu (data center) bằng cách vận hành nhiều trung tâm dữ liệu lớn và sau đó cho thuê lại không gian trong các trung tâm dữ liệu của mình. Mô hình kinh doanh này không mới nhưng Vantage muốn tạo một bước đi khác mới mẻ hơn. Hãng đang triển khai nhiều ý tưởng kiến trúc hạ tầng điện toán tiên tiến do những công ty như Google, Microsoft, Amazon và Facebook phát triển, sau đó đưa ra cho khách hàng cơ hội tiết kiệm tiền nếu sẵn sàng dùng thử những công nghệ mới ấy. Trung tâm dữ liệu Vantage. Ví dụ, Vantage vừa xây xong một thứ gọi là V2 ở ngay trung tâm của thung lũng công nghệ cao Silicon. Đó là một khu vực có diện tích gần 4.200 m2, sử dụng khí trời thay vì máy lạnh để làm nguội hệ thống máy tính. Các trung tâm dữ liệu này cũng có các hệ thống tự động hóa để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm và đẩy khí nóng ra ngoài. Vậy hiệu quả của giải pháp do Vantage đưa ra là gì? Câu trả lời: Vantage tạo được một trong những trung tâm dữ liệu hiệu quả về điện năng nhất để cho thuê. Trung tâm dữ liệu của Facebook tại Lulea, Thụy Điển. Trung tâm dữ liệu này được lên mô hình theo kiểu như những trung tâm mà Facebook từng cố gắng xây dựng trong nhiều năm qua dưới tên gọi là dự án Open Compute. Facebook từng rất thành công trong ý tưởng tận dụng luồng không khí bên ngoài đưa vào trung tâm dữ liệu để tản nhiệt, sau đó đẩy luồng không khí nóng qua một loạt bộ lọc gắn trên tường và các bộ phun sương trước khi phả chuyển luồng khí đó về lại khu máy chủ. Họ cũng xếp cả vạn máy chủ rất gần nhau và chạy ở nhiệt độ cao hơn bình thường để tiết kiệm điện. Một trung tâm dữ liệu của Facebook đặt tại Thuỵ Điển được cho là chạy hiệu quả nhất. Còn khi thời đại các công ty Internet (dotcom) bùng nổ, Google đi tiên phong trong việc tái định nghĩa thiết kế về trung tâm dữ liệu. Facebook, Amazon, Microsoft và các công ty lớn về web khác đều có đóng góp ít nhiều vào ngành khoa học kiến trúc cho trung tâm dữ liệu. Việc nghiên cứu các giải pháp cho trung tâm dữ liệu có thể xem là công việc bắt buộc đối với một số công ty bởi vì họ phải chạy hàng trăm ngàn máy chủ và cần phải hạ càng thấp chi phí điện năng càng tốt thì mới có thể đưa ra được những dịch vụ miễn phí cho người dùng. Trung tâm dữ liệu của Facebook tại Lulea, Thụy Điển. Ông Chris Yetman - Phó chủ tịch tại Vantage được cho là một người khá am tường về cách mà người dùng phổ thông sử dụng web. Ông này đã mất cả 2 thập kỷ làm việc về kiến trúc CNTT và trước đây còn làm phó chủ tịch mảng vận hành kiến trúc cho các dịch vụ điện toán đám mây AWS của Amazon. Từ khi đến với Vantage, Yetman tìm kiếm những cách thiết kế trung tâm dữ liệu mới, cách tân hơn so với những thiết kế truyền thống bấy lâu để làm sao tăng khả năng xử lý của hệ thống lên mức tối đa. Vantage có nhiều loại khách hàng, từ công ty game trực tuyến cho đến công ty phân tích dữ liệu, công ty phát triển phần mềm. Tất cả khách hàng ấy có một điểm chung là họ cần chạy cùng lúc nhiều hệ thống. Họ cũng có ý tưởng và thử nghiệm ý tưởng như cần bao nhiêu máy chủ đặt tại nơi nào đó và chúng vận hành "nóng" như thế nào. Trong khi hầu hết công ty có suy nghĩ cần vận hành máy chủ trong môi trường có nhiệt độ giống như trong một cái tủ lạnh thì Yetman lại muốn chạy chúng trong môi trường giống như phòng xông hơi. Cách nghĩ tiếp cận tản nhiệt theo chiều hướng ngược lại như vậy, qua thời gian, các hệ thống máy tính sẽ cải thiện được nhiều và chúng sẽ chạy tốt hơn trong môi trường có nhiệt độ cao. Nhiều tiến bộ trong phần mềm có thể giúp cho hệ thống có thể xử lý liên tục những công việc phức tạp ngay cả khi có vài máy chủ bị hỏng hóc, tuy nhiên mấu chốt của vấn đề là Vantage cần phải thuyết phục được khách hàng thử theo phương pháp mới của mình. Nguồn PC World VN