Nhà sáng chế sinh viên Alec Momont tại Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) vừa trình làng “máy bay cứu thương không người lái”, dùng cấp cứu cho người bị nhồi máu cơ tim ngay những phút đầu tiên vốn có ý nghĩa cứu mạng. >>> Sử dụng UAV để vận chuyển thuốc men >>> Dùng UAV để khảo sát mùa màng Chiếc máy bay nguyên mẫu màu vàng cất cánh nhờ 6 cánh quạt, có thể mang một vật nặng 4 kg mà trong trường hợp này là một máy khử rung tim. Nó theo dõi các cuộc gọi khẩn cấp và dùng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định hướng bay đến vị trí của nạn nhân. Máy bay của Momont giúp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân đau tim. Khi đến hiện trường, người điểu khiển cũng là bác sĩ cấp cứu có thể quan sát, nói chuyện và hướng dẫn những người xung quanh cấp cứu cho nạn nhân thông qua hình ảnh từ camera có sẵn trên máy bay (kết nối với phòng điều khiển thông qua webcam). Momont cho biết mỗi năm tại châu Âu có khoảng 800.000 người bị ngừng tim đột ngột và chỉ 8% sống sót. Nguyên nhân chính là do thời gian chờ cấp cứu kéo dài tới 10 phút, trong khi tình trạng chết não và tử vong có thể xảy ra trong 4-6 phút. Trong khi đó, “máy bay cứu thương đưa máy khử rung tim đến bệnh nhân trong phạm vi 12km2 chỉ mất 1 phút, giúp tăng cơ hội sống sót từ 8% lên tới 80%” – nhà sáng chế 23 tuổi nói. Nhờ ưu điểm trên, nguyên mẫu máy bay cứu thương đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các cơ quan cấp cứu. Momont hy vọng có thể phát triển một mạng lưới máy bay cấp cứu khắp Hà Lan trong 5 năm tới. Nguồn KhoaHoc.com.vn