(PCWorldVN) Đối với một công ty phần mềm nguồn mở thành công, thiếu quy trình xử lý không phải là cái giá quá đắt để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời. "Nguồn mở" có ở mọi nơi, nhưng danh từ này dường như còn khá mơ hồ. Phần mềm miễn phí và nguồn mở thường rất thu hút các công ty phần cứng lẫn phần mềm vì nó là chọn lựa "ngon, bổ, rẻ", ngoài ra còn cho doanh nghiệp phát triển phần mềm tiếp cận được với cộng đồng nhà phát triển và người dùng, giúp giảm chi phí và có được các cơ hội đầu vào chất lượng cao từ nhiều nguồn khác nhau. Những doanh nghiệp lớn tận dụng các sản phẩm nguồn mở, trả lương cho các nhà phát triển (nếu quản lý hợp lý) sẽ giúp nhà phát triển tự do làm việc với mã nguồn. Nhưng thành công của nguồn mở cũng song song với những hạn chế ngay từ bản chất của nó. Theo ông Richard Hillesley, người từng làm việc lâu năm trong lĩnh vực này, định nghĩa về nguồn mở tiếp tục là đề tài tranh cãi, đôi khi nó chỉ là "một phần của mã nguồn mà vài công ty phát triển thấy được mà thôi". Ví dụ giấy phép truy cập được vào phần lõi (core) của phần mềm chỉ có vài công ty khởi nghiệp và vài công ty nguồn mở truy cập được; do vậy một phần, mà thường là phần quan trọng của mã nguồn, được cấp phép theo kiểu "nguồn đóng", giấy phép sở hữu bản quyền; còn phần nguồn mở tự nó là không hoàn chỉnh, không hoạt động được. Vẫn chưa hết, phần lõi mở (open core) vẫn còn rất chung chung trong những công ty phần mềm nhỏ có sở hữu giấy phép. Rồi phần open core ấy lại được bổ sung bằng hai loại giấy phép khác là giấy phép sử dụng (license) và giấy phép sở hữu (copyright), để khi nhà phát triển trao quyền quyền sở hữu mã nguồn cho bên thứ 3, chủ yếu là công ty quản lý. Thường thì ý tưởng này là "OK", ít khi vấp phải trục trặc, kiện cáo gì. Nhưng hiệu ứng của nó thì vẫn khó biết trước được chuyện gì xảy ra. Ký kết sở hữu bản quyền (copyright) là chuyện hợp tình hợp lý và có thể hợp nhất một dự án dưới quyền của bên sở hữu mã nguồn ấy. Nhưng có thể mã nguồn ấy lại bị lợi dụng để chiếm quyền quản lý và bỏ qua giấy phép GPL, bảo bọc cho mã nguồn đó không phạm vi phạm bản quyền và sau đó chuyển ý định của nhà phát triển sang thành một dự án mã nguồn mở. Ký kết sở hữu bản quyền và cấp giấy phép kép (dual licensing, một sản phẩm cấp hai loại giấy phép, thường một là giấy phép dạng open source cho cộng đồng, còn lại là giấy phép bản quyền nguồn đóng cho công ty) chỉ là công cụ hữu hiệu lúc trước mà thôi khi phân phối những sản phẩm miễn phí như Qt và MySQL. Tuy nhiên, khi những định nghĩa về phần mềm miễn phí và phần mềm nguồn mở trở nên lỏng lẻo hơn qua lý giải trên thì cách cấp giấy phép như vậy sẽ không còn khuyến khích cộng đồng các nhà phát triển và người dùng đóng góp nhiều ý tưởng hay ho cho phần mềm đó nữa. Cuối cùng là không phải công ty nào cũng hành động hợp tình hợp lý. Mục đích "tối thượng" của doanh nghiệp là tối đa hóa đầu tư của cổ đông. Nguồn mở chỉ thực sự hấp dẫn họ chỉ khi nó có cơ hội mang lại lợi nhuận. Các công ty cộng tác với nhau khi phần mềm thu được lợi nhuận nhưng thường họ rất nhẫn tâm khi định lượng khả năng thu hồi vốn của phần mềm miễn phí. Nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ rất đáng trân trọng: Red Hat là một ví dụ điển hình khi họ cố giữ lấy nguyên tắc "vừa mở, vừa đóng". Công ty này đã nhận ra thành công của mình dưới danh nghĩa là công ty nguồn mở khi khích lệ được tính sáng tạo và tự do của nhà phát triển. Red Hat đảm bảo tính tách biệt rạch ròi giữa quy trình phát triển sản phẩm và sản phẩm cuối cùng bằng cách tạo ra những phiên bản (snapshot) trong dự án chung này, thử nghiệm và tinh chỉnh snapshot nào sẽ phát triển được thành thành phẩm, và rồi nhận phản hồi, tiếp tục chỉnh sửa bản snapshot ấy; chứ Red Hat không hề lạm quyền quản lý đến quy trình phát triển của cộng đồng các nhà phát triển. Fedora là sản phẩm tuyệt vời, Red Hat cũng góp phần mình vào kernel này và vài dự án cộng đồng nguồn mở khác. Red Hat không sở hữu mã nguồn Fedora nhưng điều này không làm suy yếu sản phẩm Fedora thành phẩm. Tận dụng "trí tuệ nhân dân" có thể không phải là cách của những công ty lớn lên trong thời đại mà quy trình phát triển và sản xuất phần mềm được xác định là tuân theo một mô hình nguồn đóng với chi phí phát triển in-house cao và quy trình sửa lỗi sát sao, chặt chẽ. Nhưng mất khả năng điều khiển quy trình là cái giá phải trả để có được những tính năng ưu việt hơn trong sản phẩm nguồn mở. Nắm được tường tận cả hai mặt của vấn đề, Red Hat đã thành công khi tạo được sản phẩm thương mại. Suy cho cùng, vấn đề đối với người dùng và nhà phát triển phần mềm miễn phí cũng chỉ nằm ở chỗ họ không biết làm như thế nào để dung hòa các yếu tố tiến thoái lưỡng nan nêu trên. Nguồn PC World VN