(PCWorldVN) Quyết định rút khỏi thị trường chip bán dẫn cho thấy IBM từ bỏ mảng kinh doanh cốt lõi nhưng không mấy "có tương lai" để chuyển sang nghiên cứu công nghệ cho tương lai. IBM chuyển nhượng mảng chip bán dẫn cho GlobalFoudries IBM trước thách thức của thời cuộc Hôm 20/10 vừa qua, GlobalFoundries tiếp nhận mảng sản xuất chất bán dẫn của IBM và đổi lại IBM trả cho GlobalFoundries 1,5 tỷ USD để tiếp quản mảng kinh doanh. Đổi lại, IBM có thể có được quy mô sản xuất mà trước đây có nằm mơ mà hãng này cũng không dám nghĩ đến. Quý kinh doanh vừa rồi của IBM không mấy sáng lạn. CEO của IBM, ông Ginni Rometty, chỉ còn biết cách đứng ra xin lỗi cổ đông. Nhưng điều đó không thay đổi được thực tế là silicon đang tiến đến giới hạn cực đại về công năng, không có một chất liệu thay thế rõ ràng nào sắp đến nữa. IBM là một trong vài công ty toàn cầu có nguồn lực có thể định hình được xu hướng công nghệ sắp đến. IBM nhượng lại bộ phận sản xuất chất bán dẫn cho GlobalFoundries hôm 20/10 vừa qua. Trong thương vụ với GlobalFoundries vừa rồi, IBM cho rằng họ không có kế hoạch gì để phải cắt 3 tỷ USD đầu tư cho nghiên cứu công nghệ silicon trong vòng 5 năm tới. Vấn đề lớn hơn ở đây là liệu số tiền đó có đủ để mở rộng công nghệ silicon tiến xa hơn được nữa hay không, hay phải thay thế nó bằng chất liệu khác. Hồi tháng 7/2014, IBM có kế hoạch chi tiết về điện toán lượng tử, cũng như hệ thống giả lập não bộ con người, gọ là điện toán thần kinh phân bào (neurosynaptic computing). Họ cũng đang nghiên cứu các chất liệu mới có thể thay thế hoặc mở rộng silicon, trong đó có sợi carbon nanotube và graphene. IBM cũng đang thiết kế chip 10 nm và 7 nm, nhưng kích thước chất bán dẫn silicon đang gần đạt tới giới hạn thu nhỏ ở mức tối thiểu về vật lý, và chi phí sản xuất sẽ càng đắt đỏ hơn. Nhưng silicon vẫn còn có tương lai, và IBM đang hướng đến khả năng kết hợp silicon với các chất liệu khác để mở rộng ứng dụng silicon. Theo công ty phân tích công nghiệp Insight 64, đây không chỉ là vấn đề mà IBM phải đối phó, mà là vấn đề của cả ngành công nghiệp chất bán dẫn nói chung. Có một hiệp ước chung trong ngành rằng chip sẽ đạt đến cực hạn là 7 nm trong khoảng 1 thập kỷ nữa. Nhưng điều này không hoàn toàn chắc chắn vì có thể sẽ xuất hiện công nghệ mở rộng silicon như cách mà IBM đang nghiên cứu. Một quan ngại khác là liệu IBM có đầu tư đủ chi phí để nghiên cứu công nghệ mới hay không, như Intel và Samsung, vì hai công ty này cũng đang đầu tư vào nghiên cứu mở rộng silicon. Nếu cả hai không đạt được tiến bộ gì thì vấn đề không chỉ của IBM, mà của cả ngành. Đối với người dùng hệ thống mainframe và Power của IBM, thương vụ với GlobalFoundries không thay đổi gì nhiều. Mọi thiết kế, phần mềm, hệ điều hành và firmware hay mọi lợi ích khác về hệ thống của người dùng vẫn do IBM hỗ trợ. Tuy nhiên, về ngành công nghiệp chất bán dẫn, rõ ràng IBM rút lui sẽ có tác động về mặt kinh tế. Chi phí sản xuất chất bán dẫn ngày càng tăng và điều này khiến cho việc kinh doanh, nhất là về quy mô kinh doanh, khó lòng tiến xa được. IBM từng cố gắng đưa kiến trúc Power đến nhiều người dùng hơn. Năm ngoái, họ thành lập hiệp hội OpenPower Consortium để thúc đẩy phần cứng và phần mềm Power ra cộng đồng nguồn mở. Do vậy, GlobalFoundries hy vọng IBM tập trung phát triển hệ sinh thái OpenPower sẽ tạo nhu cầu cho chất bán dẫn. Nguồn PC World VN