Putin đối đầu với các nhà lãnh đạo EU tại ASEM

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Oct 19, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 389)

    (XHTT) Tổng thống Putin đã làm gia tăng khả năng Nga sẽ đối đầu với phương Tây khi cảnh báo rằng việc vận chuyển nguồn cung khí đốt từ Nga tới các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ gặp phải “những khó khăn lớn” trong mùa Đông này.


    Ngày 17/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp người đồng cấp Ukraine và các nhà lãnh đạo EU tại Milan, Italy. Ngay trước đó, ông Putin đã cảnh báo rằng Nga có thể sẽ cắt nguồn cung khí đốt quan trọng tới Tây Âu trong mùa Đông này.

    Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng, ông hy vọng buổi làm việc với nhà lãnh đạo Nga ngày 17/10 sẽ giúp thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ của ông và lực lượng nổi dậy thân Moskva ở miền Đông Ukraine. Ông Poroshenko nói với các phóng viên tối 16/10 sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel: "Hòa bình và ổn định tại Ukraine, đó là điều duy nhất chúng tôi mong muốn".

    [​IMG]

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (nguồn ảnh: Internet)

    Cũng trong ngày 16/10, Tổng thống Putin đã làm gia tăng khả năng Nga sẽ đối đầu với phương Tây khi cảnh báo, việc vận chuyển nguồn cung khí đốt từ Nga tới các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ gặp phải “những khó khăn lớn” trong mùa Đông này. Hoạt động ngoại giao con thoi liên quan tới vấn đề Ukraine đang diễn ra bền lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), vốn chắc chắn sẽ bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine.

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đã rút một số lượng lớn binh sỹ ra khỏi vùng biên giới giáp Ukraine, mặc dù đầu tuần này Tổng thống Putin đã nói rằng gần 18.000 quân đã được rút khỏi khu vực này. Các nhà lãnh đạo Mỹ và EU đã hoan nghênh tuyên bố này của ông Putin là động thái tích cực trước thềm cuộc gặp Tổng thống Poroshenko, tuy nhiên họ cũng nhắc nhở ông Putin rằng các lệnh trừng phạt sẽ vẫn được duy trì cho tới khi Nga hoàn toàn chấm dứt việc can thiệp vào Ukraine.

    Trong bối cảnh các thị trường tài chính đang rối loạn, một phần do những bất ổn liên quan tới Ukraine, bà Merkel đã nỗ lực đẩy quả bóng về phía ông Putin. Bà nói rằng “đầu tiên và trước nhất”, Nga phải có trách nhiệm đảm bảo lệnh ngừng bắn và kế hoạch hòa bình từng được nhất trí hồi tháng trước với lực lượng nổi dậy tại Ukraine “sẽ được thực hiện thực sự”.

    Bà Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron và nhà lãnh đạo Italy Matteo Renzi dự kiến sẽ có mặt trong cuộc gặp giữa ông Putin và Poroshenko. Một cố vấn của ông Hollande nói: “Đây sẽ là cơ hội để chuyển đi một thông điệp của tập thể rằng ông Putin phải bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình thực sự”. Buổi gặp ngày 17/10 luôn được dự đoán sẽ gặp khó khăn và những trao đổi qua lại gần đây nhất khiến cho những dự đoán này càng có khả năng trở thành hiện thực.

    [​IMG]

    Nga-Mỹ: Đối thoại, hay đối đầu? (nguồn ảnh: Internet)

    Trong tuần này, ông Putin đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama có thái độ thù địch đối với Nga, đồng thời khẳng định rằng ông sẽ không để bị phương Tây hăm dọa. Tổng thống Nga cũng sử dụng “quân bài chủ” của mình là khí đốt, nhắc nhở châu Âu rằng 1/3 lượng khí đốt mà khu vực này nhập khẩu là từ Nga.

    Tổng thống Putin cũng khẳng định rằng ông không muốn lặp lại những gì đã xảy ra năm 2006 và 2009, khi nguồn cung khí đốt tới Ukraine bị gián đoạn, cản trở việc vận chuyển khí đốt tới châu Âu. Ông nói: “Tôi rất hy vọng điều này sẽ không xảy ra”.

    Ngày 16/10, trên các thị trường tài chính, giá cổ phiếu đã sụt giá mạnh một lần nữa do các nhà đầu tư lo ngại sự phục hồi của châu Âu bị đình trệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - vốn từ lâu là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu - bị chậm lại. Tổng thống Pháp Hollande nói: “Có sự bất ổn trên toàn cầu, Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, còn châu Âu chưa có được sự phục hồi tăng trưởng”.

    Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh tới nhu cầu phát triển quan hệ với châu Á để thúc đẩy nền kinh tế của cả hai châu lục, trong bối cảnh cả hai khu vực đều có triển vọng tăng trưởng chậm. Chủ tịch EU Herman Van Rompuy nói: “Thông điệp chính của tôi đó là, ngày nay, hơn bao giờ hết, các nước châu Á và châu Âu cần tới nhau để cùng tăng trưởng và phát triển, để đảm bảo an ninh và duy trì ổn định”.

    Đầu tuần vừa rồi, một đối tác quan trọng của EU là Trung Quốc - quốc gia mà Tổng thống Putin cũng rất coi trọng và tuyên bố, Trung Quốc là “đồng minh tự nhiên” của Nga. Ông Putin nói: “Chúng ta (Nga và Trung Quốc) là những đối tác tự nhiên, những đồng minh tự nhiên, hai nước là láng giềng”. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ca ngợi tiềm năng “vô tận” để hai bên hợp tác. Nga và Trung Quốc đầu năm nay đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ USD.

    Mặc dù cuộc khủng hoảng tại Ukraine bao trùm hội nghị thượng đỉnh ASEM lần này, song còn nhiều tranh chấp lãnh thổ khác tại châu Á cũng đang đợi được giải quyết. Bắc Kinh đã nhiều lần đụng độ với Tokyo do tranh chấp chủ quyền một số đảo. Và Trung Quốc chắc chắn sẽ bị chỉ trích nặng nề vì nước này tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông - một tuyến đường biển quan trọng và được cho là khu vực có dự trữ dầu đáng kể. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động nhân quyền kịch liệt phản đối việc ASEM chào đón nhà lãnh đạo quân sự Thái Lan Prayut Chan-O-Cha - người đã lên nắm quyền tháng 5 vừa qua sau cuộc đảo chính quân sự mà EU cực lực lên án.

    Bách Thế Vinh (theo TTXVN/AFP)

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Putin đối đầu với các nhà lãnh đạo EU tại ASEM

Share This Page