Lần đầu tiên trong lịch sử khám phá vũ trụ, các nhà thiên văn Trái đất đã tìm được một hành tinh tương tự như sao Thiên Vương, ở một hệ sao đôi cách đây khoảng 25.000 năm ánh sáng. >>> Hình ảnh đầu tiên của Thiên Vương tinh >>> Cực quang trên sao Thiên Vương Thiên Vương tinh theo góc nhìn của NASA - (Ảnh: Reuters) Các nhà thiên văn học đã tìm được hàng trăm hành tinh xung quanh Dải Ngân hà, bao gồm những hành tinh đá như Trái đất và các hành tinh khí như sao Mộc. Tuy nhiên, phải đến mới đây, họ lần đầu tiên phát hiện một dạng hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời gồm nửa phần khí nửa phần băng gọi là “khổng lồ băng” như Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Trong khi cả Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh đều cấu tạo phần lớn là từ hydrogen và helium, chúng đều chứa một khối lượng lớn băng methane, nên hai hành tinh này có diện mạo màu xanh. Hành tinh mới phát hiện đang tồn tại theo một cách khá chật vật: nó xoay quanh một ngôi sao trong hệ sao đôi, trong khi ngôi sao thứ hai ở khoảng cách đủ gần để quấy nhiễu được quỹ đạo của hành tinh này, theo báo cáo trên chuyên san The Astrophysical Journal. Phát hiện trên được hy vọng có thể giúp hóa giải bí ẩn về nguồn gốc của các hành tinh khổng lồ băng trong hệ mặt trời, theo Giáo sư Andrew Gould của Đại học bang Ohio (Mỹ). Nguồn VNExpress