Bầu trời hoàng hôn chuyển sang màu đỏ và da cam là do hiện tượng tán xạ của ánh sáng trong khí quyển. >>> Tại sao có "trăng quầng" và "trăng tán"? Bầu khí quyển của trái đất có chứa nhiều hạt nhỏ như bụi, tro, phấn hoa, các chất khí và hơi nước, những thành phần trong khí quyển này sẽ phản xạ và tán xạ ánh sáng mặt trời theo các hướng khác nhau trước khi đến mắt con người. Bầu trời chuyển sang màu đỏ và màu da cam lúc hoàng hôn. (Ảnh: Timm Jensen) Trong khoảng thời gian mặt trời nằm ở phần thấp trên đường chân trời, quãng đường các tia sáng mặt trời phải chiếu xuyên qua bầu khí quyển dài hơn 30% so với ban ngày. Những ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh da trời bị tán xạ nhiều, chỉ còn những ánh sáng có bước sóng dài hơn như vàng, da cam, đỏ ít bị tán xạ được truyền đến mắt người quan sát (màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong quang phổ nhìn thấy được). Vì vậy, khi mặt trời mọc và lặn, bầu trời xuất hiện màu đỏ và màu da cam, MNN cho hay. Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc. Trong một cơn mưa, hơi nước trong không khí đóng vai trò giống như một lăng kính, nó tách ánh sáng mặt trời thành các ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau, đây là lý do tại sao con người thấy cầu vồng. "Chúng ta thường nghĩ tất cả mọi thứ có màu sắc cụ thể. Tuy nhiên, những màu sắc chúng ta thấy phụ thuộc vào sự phản chiếu ánh sáng của vật thể và đường đi của ánh sáng”, Stephen Corfidi, một nhà khí tượng học từ Cơ Quan Đại Dương và Khí Quyển Quốc Gia Mỹ (NOAA), nói. Nguồn KhoaHoc.com.vn