“Thế khó” của Mỹ trong cuộc chiến chống IS

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Sep 28, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 531)

    (XHTT) Mặc dù tuyên bố đã có tới 40 nước cùng liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhưng nhiều nước lớn “nói vậy nhưng không phải vậy”, làm cho Mỹ bị cô độc.


    Anh, Pháp không tham chiến ở Syria

    Anh và Pháp là hai đồng minh lớn nhất và thân cận nhất của Mỹ. Tuy vậy, dù cho các máy bay Mỹ đã ném bom tổ chức khủng bố IS ở Iraq từ ngày 8/8, nhưng Anh vừa mới “quyết định tham gia” hôm 25/9, còn Pháp cũng “gật đầu” hôm 18/9. Tuy nhiên, việc không kích ở Syria, cả Anh và Pháp đều lắc đầu, trang PLO cho hay.

    [​IMG]

    200 người biểu tình hòa bình ở London (Anh) hôm 25/9 do lo ngại nước Anh tham chiến lần thứ ba ở Iraq.

    Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest từng phấn khởi thông báo tại cuộc họp báo ngày 26/9, rằng” “Chúng tôi vui mừng nhận thấy các nghị sĩ Quốc hội Anh đã ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng các binh sĩ Anh sát cánh bên các binh sĩ Mỹ”. Nhưng éo le thay, sau bảy giờ thảo luận, với 524 phiếu thuận và 43 phiếu chống, Quốc hội Anh đã thông qua nghị quyết cho phép Anh tham gia không kích Nhà nước Hồi giáo ở Iraq (ở Iraq, không phải ở Syria – PV), Reuters đưa tin ngày 26/9.

    Nghị quyết của Quốc hội Anh nêu rõ, Anh sẽ không triển khai bất kỳ binh lính nào đến các vùng chiến sự và chỉ tham gia không kích ở Iraq chứ không phải ở Syria.

    Còn Báo Le Monde (Pháp) ghi nhận, trong phiên tranh luận của Quốc hội, Thủ tướng David Cameron khẳng định không có trở ngại pháp lý nào ngăn cản Anh tham gia không kích ở Syria. Tuy nhiên, ông khôn khéo không đòi không kích ở Syria để tránh đối đầu với phe đối lập Công đảng, bởi phe đối lập đòi Hội đồng Bảo an LHQ phải có nghị quyết cho phép trước đã.

    Trung Quốc cũng lưỡng lự

    Trung Quốc có liên quan và chịu ảnh hưởng của khủng bố khá nhiều, đặc biệt là ở khu tự trị Tân Cương. Nhiều thông tin cho biết, tổ chức khủng bố IS đã đào tạo nhiều người Trung Quốc để “mang lửa về quê hương”. Thêm vào đó, với sự kêu gọi “thiết tha” của Mỹ và các nước, thế nhưng vì nhiều lý do, Trung Quốc vẫn “lưỡng lự”, không có bất cứ một tuyên bố mang tính quốc tế nào, ngoại trừ chống khủng bố ở trong nước.

    Có nhiều lý do để Trung Quốc không “vào cuộc”. Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư dầu mỏ lớn nhất ở Iraq, và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phụ thuộc vào Trung Đông, với khoảng 50% năng lượng nhập khẩu đến từ khu vực này. Vì thế, Bắc Kinh vẫn lưỡng lự trong việc tham gia cuộc chiến quốc tế chống lại tổ chức khủng bố cực đoan IS ở Iraq và Syria.

    Trung Quốc nhập nhiều dầu từ Trung Đông hơn là Mỹ. Trong khi Bắc Kinh tăng cường cuộc chiến chống các phần tử ly khai theo Hồi giáo ở khu tự trị Tân Cương, còn các thủ lĩnh IS nói rằng, họ đã tuyển mộ được một số công dân Trung Quốc. Thế nhưng, đóng góp của Trung Quốc đối với cuộc chiến quốc tế chống lại IS mới chỉ dừng ở mức đề nghị “chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện nhân sự”, như lời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, TPO cho hay.

    Khó cả về lý

    Về mặt pháp lý, Mỹ không bị Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công trực tiếp nên không thể viện dẫn điều 51 Hiến chương LHQ để không kích ở Syria, thế nên “về mặt nguyên tắc”, Mỹ có thể đánh ở Iraq, loại trừ Syria.

    Thêm vào đó, mặt trận Syria khác mặt trận Iraq ở nhiều điểm. Nếu như tại Iraq, chính phủ Iraq do Thủ tướng Haider al-Abadi đứng đầu (được xem là chính phủ đại diện hợp pháp cho nhân dân Iraq) đã lên tiếng đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Đây là khuôn khổ pháp lý để Pháp, Anh tham gia chiến dịch không kích do Mỹ mở màn. Hơn nữa, ngày 19/9, Hội đồng Bảo an LHQ cũng đã thông qua nghị quyết khuyến khích cộng đồng quốc tế hỗ trợ chính phủ Iraq chống Nhà nước Hồi giáo.

    Còn tại Syria, chiến dịch không kích của Mỹ và năm nước Ả Rập không được Syria cho phép và Hội đồng Bảo an LHQ cũng chưa chấp thuận. Mặc dù hồi giữa tháng 8, tổ chức Liên minh Quốc gia Syria đã kêu gọi quốc tế yểm trợ quân sự chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria; Và tổ chức này được Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, EU và Mỹ thừa nhận là đại diện hợp pháp của nhân dân Syria, nhưng vẫn không được xem là chính phủ Syria. Trong khi đó, chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad (Syria) đã yêu cầu, “các nước muốn đánh Nhà nước Hồi giáo phải được Syria cho phép trước”, nhưng Mỹ lại tuyên bố không hợp tác.

    Không những thế, trong các cuộc không kích của Mỹ mới đây, theo các nguồn tin, đã có 5 dân thường tử vong lây và bị lên án. Còn lực lượng khủng bố IS, đặc biệt là những tên cầm đầu đã “rút kinh nghiệm”, không sống tách biệt mà sống “lẩn khuất” trong dân, làm cho việc không kích của Mỹ và các nước khó có thể tiêu diệt chúng nếu không muốn sát hại dân thường.

    Khó thay!

    Thanh Trà (tổng hợp)

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - “Thế khó” của Mỹ trong cuộc chiến chống IS

Share This Page