Lỗ hổng này đã được tên là Shellshock. Nó được tìm thấy trong chương trình phần mềm Bash trên Unix, một hệ điều hành mà nhiều hệ điều hành khác được xây dựng chẳng hạn như Linux và Mac OS. Theo các nhà nghiên cứu, kẻ xấu có thể lợi dụng lỗ hổng Shellshock để có thể kiểm soát từ xa kiểm soát hầu hết các hệ thống sử dụng Bash. Đặc biệt, một số chuyên gia cho hay, Shellshock thậm chí nguy hiểm hơn nhiều so với lỗ hổng Heartbleed xuất hiện vào tháng 4 vừa qua. Giáo sư Alan Woodward, một nhà nghiên cứu an ninh của trường Đại học Surrey, phát biểu với BBC rằng 'Trong khi Heartbleed cho phép tin tặc đánh hơi về những gì đang diễn ra thì Shellshock cung cấp cho hắn quyền truy cập trực tiếp vào hệ thống”. Lỗ hổng Heartbleed được cho là đã ảnh hưởng đến 500.000 thiết bị trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ước tính thì Shellshock có thể ảnh hưởng ít nhất 500 triệu máy. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng trong bối cảnh nhiều máy chủ web đang chạy bằng cách sử dụng hệ thống Apache, phần mềm bao gồm chương trình Bash. Hiện US-Cert đã thông báo lỗi này và đề nghị các quản trị hệ thống áp dụng các bản vá lỗi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bảo mật khác cho rằng các bản vá lỗi 'không đầy đủ' và sẽ không hoàn toàn đảm bảo an toàn cho hệ thống. Mối quan tâm của họ là kẻ xấu có thể đơn giản lợi dụng lỗ hổng này để thực hiện các cuộc tấn công. Theo Trang Công Nghệ