WordPress là một phần mềm mở và miễn phí để làm blog cá nhân, trang web cá nhân nổi tiếng. WordPress được xây dựng trên sự tiện dụng, cùng với các định dạng chuẩn của web. WordPress sẽ luôn miễn phí và vô giá! phiên bản lớn thứ 13 của phần mềm này, chứa hơn 2700 thay đổi, trong đó đã sửa 1217 lỗi. Việc nâng cấp lần này được thực hiện bởi 218 tình nguyện viên. Với bản phát hành này, “WordPress hiện tại đã trở thành một trong những nền tảng blog tốt nhất”, ông Adriaan Bloem, nhà phân tích của Real Story Group, một công ty tư vấn chuyên về phần mềm quản lí nội dung nhận xét. Việc bổ sung đã được thảo luận nhiều nhất chính là thêm vào một khả năng mới, cho phép phần mềm có thể chạy nhiều blog. Trước đây, mỗi blog trên một trang web được chạy trên một bản sao riêng của WordPress. Quản trị viên có thể chạy nhiều blog từ cùng một phiên bản chỉ bằng cách sử dụng một phiên bản khác của WordPress được tùy biến cho nhiệm vụ này, đó là WordPress MU. “Hiện tại tính năng MU đã được tích hợp vào phiên bản chính thức của WordPress đảm bảo rằng nó sẽ dễ dàng cài đặt hơn”. “Trước đây WordPress MU... không phải là cách dễ dàng nhất để có thể thao tác. Ngoài ra, cộng đồng sử dụng MU nhỏ hơn nhiều so với cộng đồng sử dụng WordPress, vì vậy khi người dùng gặp khó khăn trong việc trao đổi, tìm plug-in để làm việc cho MU, nó cũng sẽ khó khăn khi làm việc với các vấn đề tương tự trên WordPress", Bloem cho biết thêm. Ngoài ra, việc cập nhật thêm tính năng này cũng nhằm cạnh tranh với MovableType, một mã nguồn blog khác vốn đã có tính năng đa người dùng từ lâu. Một tính năng quan trọng khác là khả năng xây dựng các kiểu nội dung tuỳ chỉnh. Thay vì mỗi trang được gắn thẻ như là một bài đăng blog, nó có thể được quy định cho một sản phẩm, ví dụ như vậy, và có các trường liên quan đến các lĩnh vực cụ thể của thể loại đó, như giá cả và mô hình. “WordPress là bắt đầu vượt qua khỏi phạm vi của một CMS,” Bloem nói. “Mặc dù trước đây WP đã được sử dụng cho các website không phải blog, nhưng hệ thống mới làm cho nó giống Drupal hơn.” Những điểm nổi bật trong phiên bản WordPress Dễ dàng tải lên Tự động nhận dạng thể loại tập tin – 1 nút tải lên duy nhất. Trình tải lên hỗ trợ Kéo-và-Thả Thiết kế Bảng thông tin Thanh công cụ mới trong bảng thông tin, kết hợp giữa Admin Bar và admin header Thiết kế đáp ứng cho một số màn hình, bao gồm hỗ trợ iPad/máy tính bảng Flyout menu cho phép chỉ với 1 cú rê chuột và nhấp chuột bạn có thể dễ dàng truy cập vào mọi trang Trải nghiệm người dùng mới Các gợi ý tính năng mới, giúp người dùng dễ dàng sử dụng các tính năng mới Post-update About screen Vùng chào đón ở bảng thông tin khi cài đặt mới Công cụ nội dung Hỗ trợ tốt hơn cho website có nhiều tác giá Tumblr Importer Không bị mất widget khi chuyển đổi theme Những cải thiện bên trong Sử dụng cấu trúc đường dẫn tĩnh với tên bài viết mà không làm giảm hiệu suất Editor API được cải thiện Hàm is_main_query và phương thức WP_Query Xóa bỏ một số ký tự hiện đại khỏi post slug jQuery 1.7.1 và jQuery UI 1.8.16 Screen API mới để thêm tài liệu hỗ trợ và thích ứng với các màn hình Metadata API được cải thiện Cải thiện hiệu suất và hàng trăm lỗi bug được sửa chữa Hướng dẫn cài đặt WordPress 1. Tùy chọn tên đăng nhập cho admin Ở các phiên bản WordPress trước, người quản trị có tên đăng nhập mặc định là admin, và người dùng thường thay đổi tên đăng nhập bằng cách chỉnh sửa cơ sở dữ liệu trong phpMyAdmin. Với Wordpress , bạn có thể tự chọn tên đăng nhập, mật khẩu tùy ý cho người quản trị ngay trong quá trình cài đặt. Trong phần Information needed, bạn điền tên đăng nhập cần dùng vào ô Username, nhập hai lần mật khẩu vào hai ô dưới trường Password, twice, rồi nhấn Install WordPress để cài đặt. 2. Giao diện mặc định cho blog Khi truy cập vào Appearance > Themes, bạn sẽ thấy WordPress được khoác một “bộ cánh mới” mang tên Twenty Ten , thay cho hai giao diện cũ trước đây là WordPress Default và WordPress Classic. Trang quản lý giao diện trong WordPress cũng được sắp xếp lại khoa học với hai thẻ: Manage Themes (quản lý các giao diện đã cài đặt), Install Themes (tìm và tải thêm giao diện mới) Mặc dù chưa thực sự bắt mắt nhưng về khả năng tùy biến thì Twenty Ten “ăn đứt” hai giao diện cũ. Bạn có thể thay đổi ảnh nền, tạo thanh menu mới cho giao diện theo ý thích. Thay đổi header: Header là phần ảnh nằm ngang bên trên để trang trí thêm cho blog. Nếu không thích ảnh có sẵn, bạn vào Appearance > Header, chọn một ảnh khác trong Default Images. Để sử dụng ảnh từ máy tính làm header, bạn nhấn Browse… tại trường Upload Image rồi chọn ảnh. Ảnh nền: Bạn nhấn Appearance > Background > Select a Color để chọn màu nền cho giao diện, hoặc nhấn Browse… tại trường Upload Image nếu muốn dùng ảnh nền có sẵn trên máy tính. Tạo menu: Thẻ Menus trong Appearance là tính năng mới giúp bạn tự tạo thanh menu theo phong cách riêng, không bị “bó buộc” như thanh menu ở các phiên bản WordPress trước. Bạn có thể đặt một chuyên mục (Category), một trang (Page), hoặc liên kết đến một website khác trên thanh menu. Bạn đặt tên cho menu tại ô Menu Name, rồi thêm vào các mục trên menu thông qua ba khung: Custom Links (chèn liên kết đến một website khác), Pages (chèn liên kết đến một trang trong blog), Categories (chèn liên kết đến một chuyên mục đã tạo). Sau khi đánh dấu chọn các trang và chuyên mục cần đưa vào menu, bạn nhấn Add to Menu. Xong, bạn nhấn Save Menu lưu lại menu đã tạo. Để sử dụng menu cho giao diện Twenty Ten, bạn nhấp vào hộp Primary Navigation dưới trường Theme Locations, chọn tên menu cần dùng, rồi nhấn Save. Truy cập vào trang chủ blog, bạn sẽ thấy thanh menu ngang với các mục mà bạn đã thêm. Lưu ý: Nếu sử dụng giao diện khác (không phải là Twenty Ten), bạn cũng có thể chèn menu đã tạo vào một vị trí tùy ý bằng cách vào Appearance > Widgets, kéo thả mục Custom Menu vào vị trí cần chèn. Tiếp theo, bạn chọn tên menu cần dùng trong hộp Select Menu rồi nhấn Save. 3. Cập nhật phiên bản tự động Để thuận tiện hơn trong việc cập nhật phiên bản mới của WordPress, giao diện, plugin đang sử dụng, WordPress đã bổ sung thêm thẻ Updates trong khung Dashboard - chứa thông tin về phiên bản mới. Bạn chỉ việc nhấn Download để tải về bản mới rồi tiến hành cập nhật. 4. Tạo hệ thống blog cho nhiều thành viên Cùng với việc tích hợp WordPress MU vào mã nguồn, WordPress giúp bạn tạo hệ thống blog với nhiều “blog con” của từng thành viên (tương tự trang WordPress.com — Get a Free Blog Here), mà không cần cài thêm WordPress MU như trước đây. Để kích hoạt tính năng này, bạn mở file wp-config.php và thêm vào cuối file đoạn mã sau: define('WP_ALLOW_MULTISITE', true); Trở lại trang quản trị, bạn nhấp vào mục Settings và chọn Network. Lưu ý: Để sử dụng tính năng này, server phải bật mod_rewrite (nếu chưa bật, bạn liên hệ với nhà cung cấp hosting). Nếu đang “vọc” WordPress trên localhost, bạn có thể bật mod_rewrite bằng cách (bài viết minh họa với phần mềm tạo server ảo AppServ): vào thư mục C:\AppServ\Apache2.2\conf, mở file httpd.conf bằng Notepad, tìm đến dòng #LoadModule rewrite_module modules/mod_rewrite.so, rồi bỏ đi dấu # ở đầu dòng. Xong, bạn vào Start > All Program > AppServ > Control Server by Service > Apache Restart để khởi động lại Apache. Trở lại trang Create a Network of WordPress Sites, bạn đặt tên cho hệ thống blog vào ô Network Title, email người quản trị vào ô Admin E-mail Address, rồi nhấn Install. Tiếp theo, bạn cần phải thực hiện theo ba bước hiển thị trên web, cụ thể: - Tạo thư mục tên blogs.dir trong thư mục wp-content. - Chèn thêm vào file wp-config.php đoạn mã được cung cấp tại bước 2 (chèn phía trên dòng /* That's all, stop editing! Happy blogging. */). - Thêm vào file .htaccess (trong thư mục wordpress) đoạn mã được cung cấp tại bước 3. Thực hiện xong ba bước trên, bạn nhấn Log In và đăng nhập vào trang quản trị hệ thống blog. Lúc này sẽ có thêm mục Super Admin để bạn quản lý toàn bộ blog của thành viên, giao diện mặc định của các blog được tạo ra, cấu hình blog,… 5. Rút gọn link trong WordPress Không cần sử dụng thêm plugin, WordPress hỗ trợ bạn rút gọn link ngay trong bài viết với tên miền riêng của blog. Bạn nhấn Get Shortlink để rút gọn, cấu trúc link được rút ngắn mặc định là http://ten mien blog/?p=”ID bài viết”. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các đoạn mã rút gọn link trong file wp-includes/link-template.php. 6. Custom Post Type Custom Post Type là tính năng khá hữu ích khi bạn cần tạo sẵn các mẫu bài viết theo từng chủ đề (mẫu bài về âm nhạc, hình ảnh, video,…) nhằm tiết kiệm thời gian khi viết bài. Chẳng hạn, để tạo mẫu bài về âm nhạc, bạn vào Appearance > Editor, chọn file function.php, thêm vào đoạn mã sau: function post_type_music { register_post_type( 'music', array( 'label' => __('Music'), 'public' => true, 'show_ui' => true ) ); register_taxonomy_for_object_type('post_tag', 'music'); } add_action('init', 'post_type_music'); Sau khi thêm đoạn mã trên, trong trang quản trị sẽ có thêm mục Music trên thanh menu để bạn soạn nhanh các bài về âm nhạc. Tương tự, bạn có thể tạo thêm các chủ đề khác, chỉ cần thay các từ “music” trong đoạn mã thành tên khác tùy thích (chẳng hạn: movie). Key Features: What’s New in WordPress 3.5.1 Trang chủ :dl: Trích dẫn: WordPress 3.5.1 FinalNguồn Shop Tin Học