Nền tảng đám mây Hitachi Content Platform ra mắt

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Sep 11, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 348)

    Hitachi Content Platform cải thiện năng suất lao động và đảm bảo an toàn khi chuyển dữ liệu lên môi trường điện toàn đám mây.


    Hitachi Data Systems (HDS), một công ty con của Tập đoàn Hitachi vừa công bố các công nghệ mới thuộc bộ sản phẩm Hitachi Content Platform (HCP), nhằm giải quyết những yêu cầu bức thiết mà các doanh nghiệp đang đặt ra cho các tổ chức CNTT: nâng cao khả năng di động hóa của các nhân viên và cải thiện năng suất lao động mọi lúc mọi nơi với bất kỳ thiết bị nào. Khi các doanh nghiệp lớn đang chuyển đổi từ CNTT truyền thống sang các mô hình điện toán đám mây: private – hybrid – public, các công nghệ trong bộ sản phẩm HCP cho phép họ luân chuyển dữ liệu lên một đám mây công cộng nhưng vẫn không đánh mất khả năng giám sát và quản lý dữ liệu. Các công nghệ này gồm HCP, Hitachi Content Platform Anywhere (HCP Anywhere), và Hitachi Data Ingestor (HDI).

    Phiên bản mới của HCP giới thiệu tính năng luân chuyển đám mây thích ứng, cho phép doanh nghiệp tự động di chuyển dữ liệu đến và đi từ những đám mây công cộng như Google, Amazon và Microsoft, dựa trên những thay đổi về nhu cầu và chính sách của công ty. Công nghệ này làm được như vậy là nhờ khả năng kiểm soát dữ liệu nào được lưu giữ tại chỗ và dữ liệu nào được lưu trữ trên các đám mây công cộng. Với các công nghệ gia tăng HCP Anywhere và HDI, tất cả các dịch vụ tập tin định hướng người dùng sẽ được cung cấp theo một cách thân thiện, có khả năng cân bằng các yêu cầu bảo mật và quản trị CNTT. Ngoài ra, các tính năng mới giúp đồng bộ hóa dữ liệu trên những trang web đang hoạt động để cải thiện năng suất, tăng tốc độ truy cập.

    Tích hợp chặt chẽ với HCP, các phiên bản mới nhất của HCP Anywhere và HDI cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để có được một lực lượng lao động di động và làm việc từ xa hiệu quả hơn bằng bất kỳ thiết bị IP nào, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, và bất cứ nơi nào ngoài công ty. HCP Anywhere cũng đóng vai trò là điểm duy nhất kiểm soát sự đồng bộ và chia sẻ của người dùng, cũng như các dịch vụ tập tin văn phòng cho các chi nhánh.

    [​IMG]
    Ông Hubert Yoshida - Phó Chủ tịch Tập đoàn, kiêm Giám đốc Cấp cao về Kỹ thuật Công nghệ phụ trách chiến lược định hướng kỹ thuật của Hitachi Data System phát biểu tại buổi ra mắt sản phẩm.
    Ngoài các tính năng mới, HCP, HCP Anywhere và HDI cũng có sẵn các tính năng chỉ có ở phần mềm. Bộ sản phẩm này hỗ trợ việc chuyển đổi hướng tới xu thế kiến trúc “Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm” (SDDC) và mô hình hạ tầng CNTT gắn liền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Business-Defined IT). Việc chuyển đổi như vậy có xu hướng gia tăng, theo thống kê của IDC InfoBrief, 48% các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay ảnh hưởng đến quá trình mua sắm các giải pháp công nghệ. InfoBrief xác định cách các tổ chức CNTT thích nghi và hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi này bằng cách kết hợp hiệu quả với các lĩnh vực kinh doanh (LOB) để đảm bảo các giải pháp công nghệ giải quyết các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp. Theo InfoBrief, khi làm việc với những người mua là doanh nghiệp trong các thương vụ mua sắm về CNTT, CNTT đóng những vai trò cụ thể như:
    • Giúp LOB tạo ra những giá trị lợi ích từ các nguồn dữ liệu cũng như cách sử dụng nó nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh.

    • Là một dịch vụ trung gian đáng tin cậy giúp quản lý và cho phép áp dụng các mô hình dịch vụ điện toán đám mây private, hybrid and public.

    • Trở thành một nền tảng “vững chắc” để LOB dựa vào đó đẩy nhanh thời gian đưa các sản phẩm chiến lược vào thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh.

    [​IMG]
    Khách tham quan gian trưng bày Hitachi Information Forum.
    Đặc biệt, những tính năng mới của bộ sản phẩm HCP giúp cân bằng nhu cầu CNTT và nhu cầu kinh doanh. Tiện ích của bộ sản phẩm này bao gồm việc truy cập dữ liệu nhanh chóng và đáng tin cậy hơn, năng suất lao động được nâng cao, đơn giản hóa trong các dịch vụ chia sẽ dữ liệu phục vụ cho các văn phòng và chi nhánh ở xa, và khả năng “di động hóa” nội dung số từ/đến và giữa các đám mây công cộng và tư nhân. Những cải tiến và tiện ích quan trọng bao gồm:
    • Nhanh chóng: Bằng cách huy động nội dung trên tất cả các thiết bị IP bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng, bộ sản phẩm này giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Với việc cho phép chuyển đổi nội dung tự động giữa các đám mây tư nhân và công cộng, HCP giúp cân bằng chi phí đầu tư và chi phí vận hành, và cho phép mở rộng dung lượng theo yêu cầu.

    • Bảo mật: Bằng cách duy trì một kho dữ liệu mạnh mẽ, việc di chuyển và truy cập dữ liệu được điều phối một cách tập trung trên các đám mây công cộng, tư nhân và lai trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho việc truy cập từ nhiều thiết bị mà không ảnh hưởng các chính sách bảo mật trong trung tâm dữ liệu.

    • Tối ưu hóa chi phí: Dù cung cấp nhiều tính năng mới, các giải pháp này vẫn có giá phải chăng nhờ sử dụng các cấu trúc liên kết điện toán đám mây, các giải pháp ảo hóa, tự động hóa, nâng cao khả nâng phân phối nội dung số, cấu hình hệ thống từ xa, và các dịch vụ đám mây công cộng với giá vừa túi tiền.

    • Linh hoạt và khả năng mở rộng: Hitachi Cloud Transition Service và Hitachi Cloud Services for Content Archiving giúp triển khai trên diện rộng và cung cấp hạ tầng sẳn sàng cho việc tiến lên xây dựng mô hình điện toán đám mây, cho phép khách hàng tận dụng tối đa sự linh hoạt và khả năng mở rộng của HCP. Hạ tầng CNTT có khả năng luân chuyển/lưu trữ nội dung trên các đám mây thông qua Hitachi Cloud Solution Packages hoặc các thiết kế điện toán đám mây khác - tất cả đều dựa trên những yêu cầu kinh doanh cụ thể của khách hàng.

    Bộ sản phẩm HCP bao gồm các tính năng kho lưu trữ tài liệu, không cần sao lưu dự phòng, và lưu trữ trên đám mây lai cho những người dùng và những ứng dụng khác nhau - tất cả trên một nền tảng duy nhất. Được phát triển bởi Hitachi Data Systems, bộ sản phẩm công nghệ tích hợp duy nhất này rất dễ cài đặt, quản lý, duy trì và thích ứng, khi doanh nghiệp cần thay đổi. Với HCP, các tổ chức CNTT và nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể dễ dàng lưu trữ, chia sẻ, đồng bộ hóa, bảo vệ, bảo quản, phân tích và lấy dữ liệu tập tin từ một hệ thống duy nhất. Công nghệ này cũng giúp khách hàng định giá và các nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị nhanh hơn.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Nền tảng đám mây Hitachi Content Platform ra mắt

Share This Page