11 sản phẩm thất bại của Apple

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Sep 10, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 368)

    Không ai bàn cãi Apple thành công hay không, nhưng bên cạnh mảng sáng, Apple cũng có những sản phẩm mà họ phải "ôm hận". Ta cùng xem qua 11 sản phẩm tiêu biểu trong số này.


    1. Apple Lisa (1983-1985)

    [​IMG]

    Đó là chiếc PC thương mại đầu tiên sử dụng giao diện đồ họa và tính năng đa nhiệm. Lúc ấy, Lisa cũng được cho là sẽ tái định hình lại thế nào là máy tính. Nhưng đứa con này của Steve Jobs lại chạy quá chậm chạm, giá lại đắt đến 10.000 USD. Các model kế tiếp làLisa 2 và Macintosh XL có cải tiến và gí rẻ hơn, nhưng vẫn không giúp Apple khả quan mấy về thị trường. Năm 1986, Apple đưa ra chương trình đổi Lisa và Mac XL lấy Mac Plus giá 4.100 USD, chỉ bù thêm 1.500 USD.

    Nhưng nhờ có Lisa mà ông Jobs đã đưa giao diện GUI của Lisa lên chiếc Macintosh năm 1984, đồng thời giảm giá bán xuống cho Mac (2000 USD), qua đó, ông khiến các nhà sản xuất máy tính cạnh tranh không thể ngồi yên với ý tưởng GUI và đa nhiệm.

    2. Macintosh Portable (1989-1991)

    [​IMG]

    Chiếc máy tính di động nặng hơn 7kg này có nhiều công nghệ tiên tiến thời đó, có màn hình LCD ma trận động nhưng nó lại quá nặng nên chỉ có thể nằm yên một chỗ trên bàn làm việc mà thôi. Trong khi đó, những chiếc máy tính cạnh tranh khác như Compaq Deskpro lại được người dùng chấp nhận rộng rãi hồi năm 1986. Đến 1989, Toshiba và một số hãng khác tung ra máy tính xách tay nặng tầm 2,7kg mà cho đến nay chúng ta vẫn dùng, khiến chiếc Macintosh Portable trở thành dĩ vãng nhạt nhòa.

    Dòng máy tính PowerBook được Apple giới thiệu năm 1991 không gặp những vấn đề như của Mac Portable và sớm trở thành dòng sản phẩm thành công của hãng, tiếp theo là MacBook Pro.

    3. Apple Newton MessagePad (1993-1998)

    [​IMG]

    Apple đẩy mạnh công nghệ di động, tiên phong trong nhiều công nghệ mới, nhưng đôi khi lại chơi "quá tầm" như trường hợp của thiết bị lai PDA-máy tính bảng Newton MessagePad với chức năng nhận dạng chữ viết. Chẳng có thiết bị nào giống nó cả vì cái kích thước rất cục mịch, mau hết pin, màn hình khó đọc và công nghệ không gì nổi bật.

    Nhưng ngoài thiết bị phần cứng, Apple vẫn theo đuổi công nghệ nhận dạng chữ viết để tái định hình một công nghệ mới là nhận dạng cử chỉ trong màn hình cảm ứng trên iPhone. Newton cũng tạo cảm hứng cho chiếc Palm Pilot được cộng đồng nhiệt liệt đón nhật vào năm 1996. Dĩ nhiên, vào năm 2010, Apple hoàn thiện ý tưởng này khi tung ra iPad, mở ra kỷ nguyên máy tính bảng.

    4. PowerBook Dua series (1992-1992)

    [​IMG]

    Mặc dù được nhiều đồn thổi như PowerBook không phải là sản phẩm đi đầu, mà chỉ theo sau nhiều máy tính xách tay khác trên thị trường. Đầu những năm 1990, các nhà sản xuất máy tính tạo ra hàng loạt máy tính xách tay ấn tượng, nhẹ, mạnh và lúc bấy giờ chiếc PowerBook Duo của Apple chỉ bám theo sau.

    Duo không mang lại nhiều hiệu năng. Bàn phím chỉ đạt 88% so với bàn phím chuẩn nên khó làm việc, màn hình ma trận thu động khó nhìn. Máy cũng không có ngõ Ethernet, mà chỉ có ngõ modem dial-up. Đế gắn lại chia ra nhiều loại khiến người dùng lẫn lộn không biết đâu là đế dành cho gia đình, văn phòng và du lịch.

    MacBook Air nhẹ, mỏng và là sản phẩm mới nhất của Apple cho đến nay, vượt xa những gì Duo từng làm.

    5. Macintosh Performa series (1992-1997)

    [​IMG]

    Đối mặt với nhiều chỉ trích do theo đuổi những loại máy tính đắt tiền, cao cấp và ngày càng nhiều cạnh tranh từ những nhà sản xuất PC tên tuổi nền DOS và Windows, CEO Apple lúc bấy giờ là Michael Spindler quyết định bán ra chiếc Mac giá rẻ tên là Performa. Nó rẻ nhưng thực chất vẫn có giá cao hơn một chiếc PC giá rẻ tiêu biểu khác. Tệ hơn nữa là nó tác động tiêu cực đến doanh số của dòng máy Macs đắt tiền hơn.
    Kể từ đó, Performa như là bài học về chiến lược sản phẩm của Apple. Nó từng là một trong những dự án đầu tiên mà ông Jobs loại bỏ khi ông lên năm quyền CEO thay cho Gil Amelio hồi đầu năm 1997. Và đó cũng là lý do chính để Apple tiến lên rất thành công trong thời đại PC, điện thoại thông minh và máy tính bảng.

    6. eWorld (1994-1996)

    [​IMG]

    Ngày xưa tại Mỹ, America Online hoàn toàn sở hữu Internet. Hầu hết người dùng đều phải qua AOL mới truy cập được nội dung Internet, và AOL kiếm được bộn tiền bằng việc thu phí các nhà cung cấp dịch vụ và xuất bản phẩm khác khi sử dụng dịch vụ của họ. Apple bắt chước ý tưởng đó để tạo ra cộng đồng Mac, đặt một cái tên là: eWorld.

    Dịch vụ trông cứ như truyện tranh này tỏ ra ngớ ngẩn, và CEO Michael Spindler lúc ấy mới quyết định rút nó ra khỏi thị trường và xác định rằng Apple không thể cạnh tranh được với AOL, hủy bỏ ý định tạo ra eWorld. Thay vào đó, Apple giúp AOL phát triển một máy Mac dành cho AOL.
    Nực cười là Steve Case của AOL lại khởi đầu dịch vụ trực tuyến của ông bằng cách quản lý Quantum, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho tiền bối của eWorld là AppleLink. Nhưng rồi Apple và Case chia tay nhau, Case tiếp tục phát triển AOL.

    7. Pippin (1995-1996)

    [​IMG]

    Vào giữa thập niên 90 thế kỷ trước, Apple bị cạnh tranh gay gắt từ Microsoft với Windows 95, và họ phải chật vật để giữ nhịp cải tiến sản phẩm và chất lượng hàng đầu. Các nhóm kỹ sư có vô vàn dự án "tào lao" không thể phát triển được với mong muốn mang Apple vào những thị trường mới. Trong số ấy có một dự án tên là Pippin, một PC đa phương tiện dành cho chơi game và nghe nhạc CD, như chiếc Playstation và Xbox ngày nay.

    Apple không làm Pippin nhưng họ cấp giấy phép cho các công ty như bandai và Katz Media. Nhưng các máy chơi game Playstation, Nintendo và Sega rất phổ biến trên thị trường lúc ấy nên các nhà phát triển và người dùng làm ngơ với Pippin.

    8. Copland OS (1994-1996)

    [​IMG]

    Khi Gil Amelio lên nắm quyền năm 1994, Mac OS đã xuất hiện từ lâu, cùng với sự trỗi dậy của Windows 3.1. Các ứng dụng phát triển phức tạp hơn và Apple cần tái thiết lại hệ điều hành của họ để hỗ trợ tốt hơn. Amelio đưa ra ý tưởng phát triển hệ điều hành mới với tên mã là Copland, với khả năng tùy biến và quy mô lớn, phát triển dựa trên cá công nghệ như OpenDoc và QuickDraw GX.

    Apple chạy demo Copland hồi năm 1995 nhưng nhân kernel của nó lại không hỗ trợ xử lý đa luồng đối xứng và mẫu Copland OS rất không ổn định. Amelio mang bà Ellen Hancock từ Viện Bán dẫn quốc gia Mỹ về giúp Copland nhưng kết quả vẫn vô vọng, nên đến năm 1996, Amellio từ bỏ Copland. Đó cũng là động thái khiến Steve Jobs quay trở về và phát minh ra Mac OS X.

    9. Sao chép Macintosh (1995-1997)

    [​IMG]

    Vào giữa thập niên 90, Apple không vững trên thị trường nên khi IBM và Motorola cố gắng ngăn chặn đế chế "Wintel" và hình thành một liên minh tạm gọi là AIM.

    Được IBM khuyến khích, nhà sáng lập Leading Edge, ông Stephen Kahng mở công ty Power Computing để sản xuất dòng máy bắt chước Mac. Vì là nhà sản xuất bắt chước Mac có quy mô nhất nên Power Computing rất thành công. Các máy sao chép ấy có giá rẻ hơn và thậm chí được đánh giá cao hơn cả máy Mac chính gốc, và Apple bắt đầu bị mất dần chính đối tác của họ.

    Khi Jobs quay lại năm 1997, ông quyết định có thể chữa lại Apple mà không cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, và ông gạt bỏ mảng sản xuất máy tính bắt chước ấy bằng cách tung ra phiên bản Mac OS 9, là bản cập nhật nhỏ nhưng không có trong các giấy phép cho sao chép trước đây. Apple mua lại Power Computing và dẹp bỏ công ty ấy.

    10. Apple USB Mouse (1998-2000)

    [​IMG]

    Sau khi tiếp quản Apple lại hồi năm 1997, Jobs xác định lại thiết kế cho Mac, tạo ra dòng iMac đầy màu sắc. Sau đó hỗ trợ chuẩn USB mới xuất hiện, Apple quyết định đưa ra thiết kế chuột mới. Kết quả là con chuột USB Mouse trông như con yoyo xuất hiện. Thiết kế tròn kiểu này ban đầu rất bắt mắt, nhưng có nhược điểm là không phải tay ai cũng cảm thấy vừa tầm. Ngay sau đó có làn sóng sản xuất phụ kiện cho nó.

    Không may là Apple vẫn rất đầy quyết tâm với nó, Jobs và các nhà quản lý khác vẫn tiếp tục bỏ ngoài tai nhiều đánh giá về tính thuận tiện và độ nhạy của sản phẩm này. Mãi cho đến năm 2000, công ty mới tung ra chuột Apple Pro dạng cục xà phòng vừa tay hơn.

    11. Power Mac G4 Cube (2000-2001)

    [​IMG]

    Tính thời trang của Apple trong sản phẩm công nghệ cũng hiện diện trong chiếc máy tính G4 Cube, là chiếc máy tính nối tiếp chiếc Next Cubes của Jobs hồi năm 1990-1993. Tuy rất thời trang nhưng chiếc G4 Cube lại thiếu tính năng, không có chỗ cho khe cắm card mở rộng, vỏ bằng acrylic và không có quạt tản nhiệt nên máy chạy nóng, thậm chí không có ngõ audio. Nhưng nhiều người xem nó đã làm được một việc là nuôi dưỡng ý tưởng để tạo ra chiếc Mac Mini vào năm 2005.

    G4 Cube không phải là sản phẩm hướng thời trang đầu tiên của Apple, mà là chiếc iMac năm 1998 với thùng máy bằng nhựa trong và có ngoại hình lạ lẫm. Nhưng trước đó nữa, những ngày cuối cùng của Gil Amelio thì giới công nghệ có chiếc Twentieth Anniversary Mac giá 9000 USD, bắt chước kiểu dáng của máy nghe nhạc stereo cao cấp Bang & Olufsen.


    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - 11 sản phẩm thất bại của Apple

Share This Page