Internet of Things: Có dễ kết nối mọi thứ?

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Sep 9, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 396)

    IFA 2014 cho thấy chỉ các thiết bị của cùng một hãng mới có khả năng kết nối với nhau. Hiện thực của “Internet vạn vật” có vẻ không dễ khi mà chuẩn công nghiệp chưa có.

    [​IMG]
    Thời gian gần đây, các chuyên gia liên tục thảo luận về cái gọi là thế giới của “Internet vạn vật”, với khái niệm “Internet of Things”, trong đó tất cả các thiết bị đều được kết nối với nhau và kết nối với Internet.
    Hãng chuyên về sản xuất thiết bị mạng Cisco thậm chí còn dự báo có tới 25 tỷ thiết bị sẽ được kết nối vào năm 2015, và tới năm 2020 số lượng thiết bị kết nối sẽ lên tới con số 50 tỷ.

    Nhưng tại Triển lãm điện tử tiêu dùng IFA 2014 mới diễn ra ở Berlin (Cộng hòa liên bang Đức), một thực tế hiển hiện là những thiết bị mới được các hãng sản xuất tung ra chủ yếu được thiết kế để kết nối với các thiết bị mới khác của cùng hãng.

    Hầu hết các hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn đều trình diễn những thiết bị chỉ “nói chuyện” với thiết bị khác cũng do mình sản xuất.

    Những người khổng lồ như Samsung Electronics, LG Electronics, Bosch, và Siemens đang đặt cược vào thế giới của những thiết bị kết nối được, ở đó lò nướng bánh “nói chuyện” với ấm đun nước và những chiếc lò nướng luôn biết tủ lạnh gần kề sẽ cung cấp thực phẩm gì cho chúng. Nhưng cho đến nay, tất cả chỉ mới diễn ra với các thiết bị của cùng hãng.

    Tại IFA, LG và Bosch trưng bày những chiếc tủ lạnh có khả năng chụp hiện trạng thực phẩm chứa trong tủ và gửi ảnh tới smartphone của người dùng. LG còn giới thiệu cả loạt sản phẩm điện tử gia dụng có thể kết nối qua ứng dụng OTT Line, cho phép người dùng ra lệnh điều khiển trực tiếp cho một lò nướng, lò vi ba hay máy giặt của LG.

    Nhưng qua đây chúng ta lại thấy nổi lên vấn đề là, hiện đang thiếu một tiêu chuẩn công nghiệp và các thiết bị của các công ty khác nhau chưa “nói chuyện” với nhau.

    “Chúng tôi đang hợp tác với nhiều công ty khác nhằm đưa ra các sáng kiến tạo nên nền tảng chung, nhưng nó chỉ thành hiện thực nếu tất cả cùng chung sức. Chúng tôi không phải là một công ty CNTT, nên khả năng tự giải quyết vấn đề còn nhiều hạn chế”, ông Jan Brockmann, giám đốc công nghệ của nhà sản xuất thiết bị Electrolux cho biết.

    Liên minh đã hình thành, gồm các nhãn hàng lớn như Sharp, Haier, LG, Sony, HTC, Harman, Bosch, Panasonic, Qualcom, Cisco, và Microsoft. Các sáng kiến đang được dẫn dắt bởi tổ chức Linux Foundation là một liên minh lớn phát triển nền tảng phần mềm nguồn mở đa năng gọi là Alljoyn, nhằm mục đích cung cấp khả năng tương tác giữa các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau sử dụng các hệ thống khác nhau.

    Phần mềm Alljoyn đang được sử dụng trong một số mẫu Tivi của LG và hệ thống loa của Panasonic, nhưng sẽ còn cả quãng đường dài để tiêu chuẩn này được chấp thuận là chuẩn chung của ngành công nghiệp.

    Một khi chưa có một tiêu chuẩn phần mềm chung, các thiết bị sẽ còn bị khóa chặt vào những giải pháp riêng của từng công ty. Mỗi nhãn hàng có một danh mục các sản phẩm có thể nói chuyện với nhau nhưng sẽ không tương thích với các nhãn hàng khác.

    "Khả năng tương tác là then chốt, nếu không cập nhật là một cơn ác mộng. Mỗi năm tôi có thể mua một chiếc điện thoại mới, nhưng không phải là một lò nướng”, Brockman của Electrolux nói.

    Johanna Janusch, phát ngôn viên của nhà sản xuất thiết bị gia dụng Bosch cũng cho biết, công ty ông đang mở rộng hợp tác với các nhãn hàng khác để đáp ứng nhu cầu lựa chọn của khách hàng. Nhưng hiện tại thì “thiết bị của chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với nhau qua ứng dụng của chúng tôi”, ông nói.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Internet of Things: Có dễ kết nối mọi thứ?

Share This Page