Những tưởng ở những loài bò sát như rắn chẳng hạn khi bị đứt đầu thì vẫn còn sống được ít lâu, nhưng ngay ở loài người cũng từng được lịch sử ghi nhận rất nhiều trường hợp bị cụt đầu, mất phần lớn đầu vẫn có những biểu hiện sống kéo dài sau đó. Một số nghiên cứu sau này còn hy vọng rằng sẽ duy trì được đầu bị đứt trong thời gian dài để có thể cấy ghép lại cho cơ thể. >>> Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu? Những trường hợp thần kỳ như phép lạ Theo tờ báo Pravda (Nga) cho biết, vào năm 1888, bản tin y học New York đã miêu tả một trường hợp vô cùng ngạc nhiên về một thủy thủ đã bị thương nặng trong khi làm việc trên một chiếc tàu kéo ở sông. Trong lúc kiểm tra giây chằng các thùng hàng trên con tàu đang chui qua cầu, anh đã bị thành cầu sắc nhọn cắt một mảng khá lớn khỏi hộp sọ, kéo dài khoảng 2 inch phía trên mắt phải của mình. Một tay đao phủ đang tiến hành chặt đầu người. (Ảnh minh họa) Nhưng như một phép màu, người thủy thủ này vẫn còn sống khi đưa đến bệnh viện 2 giờ sau đó. Mặc dù các bác sĩ chẩn đoán rằng, ông sẽ chết bất cứ lúc nào vì đã mất đi 1/4 đầu, song nạn nhân đã mở mắt tỉnh dậy sau khi được băng bó vết thương. Ông đã sống tiếp 26 năm nữa và chỉ bị đột quỵ một lần. Vào năm 1935, một em nhỏ được đưa tới Bệnh viện St.Vincent ở New York trong tình trạng không hề có não ở trong đầu. Mặc dù thiếu toàn bộ não, nhưng em nhỏ này vẫn sống sót suốt 27 ngày, vẫn có những hành vi bình thường như ăn, ngủ và khóc như bất kỳ em nhỏ mới sinh nào khác. Cho đến khi khám nghiệm tử thi được thực hiện thì không còn ai nghi ngờ về trường hợp em nhỏ không có não này nữa. Trước đó, theo Psychology, vào tháng 9/1848, một công nhân tên là Phineas Gage đang sửa đường sắt ở gần Cavendish, Vermont đã bị thuốc nổ phá sắt bất ngờ phát nổ khiến một thanh sắt dài 109cm, đường kính 3cm bay xuyên qua má trái, xuyên qua não trước khi rơi xuống đất cách đó 80 feet. Điều gây sốc ở chỗ, Gage không chỉ vẫn còn sống mà còn có thể nói và đi lại đến khi anh được đưa tới thị trấn gặp bác sĩ. Edward H. Williams, bác sĩ trị liệu đầu tiên gặp Gage đã vô cùng ngạc nhiên. “Đầu tiên tôi chú ý tới vết thương trên đầu của anh ấy trước khi tôi lấy dụng cụ từ hành lý của tôi ra. Lúc đó tôi đã không tin rằng thanh sắt đã bay qua đầu Gage còn Gage thì vẫn khăng khăng nói rằng đó là sự thật. Lúc sau Gage đứng dậy và nôn mửa liên tục ra một nửa bộ não của mình rơi trên sàn nhà”, Williams kể lại trên Psychology. Phineas Gage đi vào lịch sử y học Mỹ như một bí ẩn khó lý giải nhất. Đến ngày 7/10 Gage đã bắt đầu đi được và đến ngày 11/10, chức năng nhận thức của anh đã bắt đầu được cải thiện. Vài tháng sau Gage về sống với gia đình và anh trở thành một trường hợp được lịch sử y học Mỹ ghi nhận là một trong những trường hợp khó lý giải nhất. “Câu chuyện của Phineas Gage vô cùng đáng nhớ vì nó là một ví dụ minh họa đã làm thay đổi khoảng cách giữa huyền thoại dân gian và huyền thoại khoa học”, Malcolm Macmillan, một tác giả viết về những câu chuyện của Gage đã nói. Ở những nơi khác như môt cựu sĩ quan Boris Luchkin của Liên Xô trong Thế chiến 2 từng kể lại về một đồng đội trinh sát bị trúng mìn mất đầu và chỉ còn lại cằm và hàm dưới. Nhưng cơ thể anh vẫn đứng vững, thậm chí Luchkin còn nhìn thấy anh ta mở cúc áo của mình và lôi ra một bản đồ trinh sát dính đầy máu đến khi Luchkin cầm lấy được thì mới ngã xuống. Câu chuyện của Luchkin có thể ít được nhiều người đồng tình bởi chỉ có một mình anh lúc đó chứng kiến vụ việc. Nhưng trước đó trong sử sách có ghi lại, vào năm 1636, vua Ludwig của Bavaria (phía nam nước Đức) đã xử tử Dietz von Schaumburg và 4 đồng phạm vi nghi có ý đồ đoạt ngôi. Theo luật lệ, Dietz được hưởng một yêu cầu trước khi chết. Dietz đã xin tha cho tất cả các đồng phạm nếu sau khi bị cụt đầu Dietz vẫn đi được 8 bước qua mặt hết 4 người kia. Cuối cùng Dietz được cho là đã thực hiện được và Ludwig phải giữ lời hứa. Những câu chuyện kỳ lạ đó tưởng chừng như chỉ có ở thời xa xưa nhưng theo chuyên trang khoa học Livescience tiết lộ đến những năm gần đây vẫn có những trường hợp báo cáo rằng, có những nạn nhân bị lìa đầu vẫn có những biểu hiện sống kỳ lạ như mắt chớp, thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt, mắt ngoái nhìn và thậm chí là cố gắng nói chuyện. Phép màu hay có cơ sở khoa học nào? Trong nỗ lực tìm lời giải cho những trường hợp kỳ lạ như trên, theo Pravda, một số người như giáo sư Igor Blatov đã tin rằng con người có “phần hồn” bên cạnh phần nhận thức. Phần hồn ấy giống như một căn phòng lưu trữ các chương trình đảm nhiệm duy trì các chức năng cho cơ thể ở bất cứ cấp độ nào từ hoạt động của hệ thần kinh tới các quá trình đa dạng khác diễn ra trong từng các tế bào. Trong khi đó phần ý thức chỉ là kết quả của quá trình hoạt động của phần hồn. Con người cụt đầu sẽ sống được trong bao lâu? (Ảnh minh họa) Còn theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay cho biết, mỗi cơ thể con người đều có 2 hệ thống điều khiển. Hệ thống đầu tiên gồm não và hệ thống thần kinh, sử dụng các xung động thần kinh để truyền thông tin. Hệ thống thứ hai dựa trên các tuyến nội tiết. Hệ thống này sử dụng các chất sinh học đặc biệt hoặc kích thích tố để chuyển thông tin đi khắp cơ thể. Điều đó lý giải phần nào cho việc ngay cả khi não bộ bị tổn thương nặng thì cơ thể vẫn có những biểu hiện, cử chỉ sống. Thậm chí vào năm 2011, các nhà khoa học Hà Lan đã dùng máy đo điện não đồ nghiên cứu đầu những con chuột đã bị cắt lìa thân. Kết quả cho thấy, hoạt động điện trong não bị cắt đứt vẫn còn ở tần số bình thường trong khoảng thời gian 4 giây. Các nghiên cứu được tiến hành ở những động vật có vú nhỏ khác cũng cho thấy điều đó diễn ra thậm chí ở thời gian lâu hơn với khoảng 29 giây. Trước đấy, vào năm 1905, bác sĩ Beaurieux đã từng nghiên cứu tên tội phạm Henri Languille bị chặt đầu cho thấy, Languille vẫn mở mắt và gọi tên người đao phủ tới hai lần trong khoảng thời gian kéo dài tới 25-30 giây. Tuy thời gian thực sự con người có thể sống được bao lâu sau khi cụt hẳn đầu đến nay vẫn còn tranh cãi, song chỉ cần trong vài giây cũng đủ để có những trải nghiệm không khác gì người sống. Trong khi đa số các nhà khoa học cho rằng, những biểu hiện đó là những phản xạ của cơ thể trong một thời gian ngắn thì việc tìm hiểu một vấn đề tưởng chừng như điều không tưởng lại hé mở ra những thứ rất quan trọng. Vào năm 1954, khi nhà khoa học Vladimir Demikhov (Nga) đã đưa ra những chú chó được cấy ghép 2 đầu đã lập tức tạo ra cuộc đua kỹ thuật phẫu thuật, cấy ghép. Chính phủ Mỹ đã bắt đầu cấp tiền cho bác sĩ Robert White để thực hiện vô số kết quả thí nghiệm cấy ghép ở trung tâm nghiên cứu não bộ ở Cleveland Ohio. Kết quả vào ngày 14/3/1970, bác sĩ White cùng cộng sự đã cấy ghép thành công đầu đã bị cắt lìa cho một con khỉ với một cơ thể mới. Tuy con khỉ đã đi lại và sống được chỉ trong một ngày và đồng thời nếu gạt bỏ đi khía cạnh đạo đức của vấn đề này thì cách làm của bác sĩ White đã tạo ra một hy vọng mới rằng một ngày nào đó điều này cũng có thể được thực hiện để cứu sống con người. Nguồn KhoaHoc.com.vn