Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (Anh) đã phát triển một phương pháp mới tái chế ắc quy thành các tấm năng lượng mặt trời cực kì hiệu quả. Ô nhiễm chì là một vấn đề rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi có hàng ngàn ắc quy ô tô cũ không dùng đến do những bước tiến trong công nghệ sử dụng ắc quy ngày nay. Để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một phương pháp mới tái chế ắc quy thành các tấm năng lượng mặt trời cực kì hiệu quả, thay vì tạo thành ắc quy mới cho ô tô. Một ắc quy từ chiếc xe cũ có thể tái chế thành tấm pin mặt trời giá rẻ có thể cấp năng lượng cho 30 hộ gia đình trung bình. Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã tách chì ra khỏi ắc quy và dùng nó để sản xuất pin mặt trời sử dụng vật liệu perovskite, một hợp chất cho hiệu quả hơn 19 % so với vật liệu thông thường. Theo các nhà nghiên cứu MIT, mỗi pin mặt trời cần một tấm perovskite siêu mỏng khoảng 1/2 micromet. Một ắc quy xe cung cấp đủ năng lượng cho nhiều ngôi nhà, và nó cũng có thể tiếp tục tái chế lại. Những tấm năng lượng mặt trời được sản xuất từ ắc quy ô tô cũ sau đó được tái sử dụng làm thành các pin mặt trời mới, tránh ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, quá trình này đơn giản hơn và rẻ hơn so với sản xuất tấm năng lượng mặt trời bằng silic thông thường. Nguồn KhoaHoc.com.vn