Hoài bão của những người làm công nghệ ở vùng chiến sự Gaza

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Aug 19, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 341)

    Công nghệ được coi là cứu cánh của một số người ở vùng đất đang diễn ra chiến sự khốc liệt nhất hiện nay.


    Gần bốn tuần tham gia vào chiến dịch “Vành đai bảo vệ”, Ahmed Borai (hiện là Giám đốc sản xuất và quản lý của nhà máy Al Awda ở ngay trung tâm dải Gaza) đang trở lại để thực hiện việc phân tích quy trình tách hydro từ nước biển. Nhà máy điện duy nhất ở Gaza đã bị đánh bom và ngưng hoạt động vào bốn ngày trước, để lại thành phố Gaza trong tình trạng mất điện và những khu vực còn lại của dải cũng chịu cảnh cắt điện hai giờ mỗi ngày. Máy phát điện cần xăng để chạy với giá hai đô la một lít, nhà máy có thể phải mất một năm để sửa chữa, mà Ahmed thì lại không có dư giả chừng ấy thời gian hay tiền bạc. Vì vậy, anh sử dụng bình điện xe hơi và một bộ chuyển đổi để chạy điện áp cao thông qua một thùng nước như một biện pháp thay thế, mặc dù nguồn nhiên liệu này rất dễ nổ.

    [​IMG]
    Ahmed Borai
    Anh cho biết trên Facebook Messenger: "Ở đây chúng tôi bị đánh bom bất cứ lúc nào nênchẳng có gì to tát cả." Nhưng dù thừa nhận giải pháp thay thế của mình là "đáng sợ", Ahmed có những lo lắng lớn hơn, đó là "Nếu mất Internet, tôi sẽ mất cả công ty của mình." Fabraca, một công ty in ấn và thiết kế sản phẩm 3D mà anh thành lập vào đầu năm 2013, hiện hoạt động với 4 nhân viên khác đến từ Ấn Độ, Serbia và Armenia, đã tạo ra thu nhập hỗ trợ toàn bộ gia đình anh.
    Ahmed không phải là doanh nhân trẻ duy nhất trên dải Gaza tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho tình hình kinh tế khó khăn. Bị tác động mạnh sau khi Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Hamas thắng cử vào năm 2007, sự phong tỏa của Israel trên dải đất đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều khu vực kinh tế tư nhân ở Gaza. Khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên hơn 50%, cha của Ahmed là một trong nhiều người bị mất kế sinh nhai. Vào thời điểm đó, Ahmed nhớ lại, "một thanh niên trẻ nên nghĩ đến việc hoặc là gắn đời mình với chính phủ, hoặc là bằng cách này hay cách khác phải tìm một công việc nào đó." Không có đường nào để đi du học, môi trường làm việc ở nhà máy thì khó chịu và gia đình thì đang phụ thuộc vào anh, anh đã dốc sức tìm tòi và ngộ ra rằng: "một doanh nghiệp không thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Palestine." Bằng chính công ty Fabraca, anh đã thành công trong việc đạt được giải pháp mang tính độc lập đó. Anh cho biết: "Điều hiệu quả nhất trong cuộc sống của tôi là đã xây dựng được công việc của mình trên internet", vì vậy “nó không có ranh giới, không ai có thể kiểm soát nó."

    Trong những năm gần đây, những cư dân khác trên dải đất có kích thước cỡ San Francisco cũng đã chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến với hy vọng rằng không gian ảo này sẽ chứng tỏ nó ít bị tổn hại hơn so với cơ sở hạ tầng trên thực tế. Một trong những câu chuyện thành công nhất là của Unit One, một công ty với đội ngũ nhân viên hơn 200 người, cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm, nhập dữ liệu, tiếp thị trực tuyến và phát triển nội dung điện tử với mức giá mà người sáng lập Saady Lozon gọi là "giá cả cạnh tranh cao." Lozon chỉ ra rằng mỗi năm có khoảng 150 sinh viên tốt nghiệp từ bốn trường đại học ở Gaza có trình độ trong các lĩnh vực liên quan đến CNTT, "và chúng tôi đang cố gắng sử dụng những kỹ năng mà họ có." Để tránh những phản đối quanh vấn đề lao động nữ ở các môi trường khác nhau, nhóm nhập dữ liệu của ông gồm 150 thành viên đềulà phụ nữ; và theo như chính sách trách nhiệm xã hội của công ty, 10% những nhân viênnày là người tàn tật.

    [​IMG]
    Saady Lozon đứng giữa
    Trong khi khu vực khởi sự của Gaza vẫn còn non trẻ, những doanh nhân tương lai ở Gaza đều đã nhận được một sự thúc đẩy từ các đối tác như Google, song song đó là tổ chức phi chính phủ Mercy Corps và các đối tác tài trợ địa phương - đều là những bộ máy mới khởi nghiệp, cùng với Gaza Sky Geeks và “trại huấn luyện khởi nghiệp” Startup .
    Weekend đã thu hút hàng trăm đối thủ cạnh tranh hàng năm. Tháng mười hai năm ngoái, ba trong số các nhóm doanh nghiệp tham gia vào Startup Weekend Gaza đã được các nhà đầu tư tư nhân bên ngoài Gaza đầu tư lần đầu tiên; năm nay, số lượng người nộp đơn đã tăng gấp đôi. Iliana Montauk, giám đốc chương trình kinh tế kỹ thuật số của Mercy Corps tại bờ Tây đồng thời là người đứng đầu của Sky Geeks nói: "Ngành công nghệ đem đến cơ hội làm việc bất chấp tình hình biên giới đáng lo ngại. Khởi nghiệp là một cách để kết nối với thế giới, và luôn có những người đang khao khát trở thành một phần trong đó. Khi chúng tôi mang [những người sành sỏi] đến Gaza, họ nói rằng họ chưa bao giờ thấy ham muốn mạnh mẽ như thế này ở bất cứ nơi nào khác." Bởi vì những hạn chế về an ninh làm việc cấp thị thực cho nam giới gặp nhiều khó khăn, nên phụ nữ trở nên đặc biệt quan trọng đối với năng lực trao đổi của công ty khởi nghiệp. Trong cuộc thi vào tháng sáu vừa rồi, những người phụ nữ đã thực hiện 36 trong tổng số 71 thương vụ chào hàng, và các giám khảo đã trao một giải thưởng đặc biệt cho Boom Baby Boom, một ứng dụng cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ được thiết kế bởi cô bé 16 tuổi Sofiya Mosalam.

    [​IMG]
    Phụ nữ Gaza tại 1 trung tâm dữ liệu.
    Ba tuần sau đó, lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã thông báo với gia đình Sofiya rằng nhà của họ đang trong tầm ngắm, vì vậy họ phải chuyển đến sống cùng bạn bè với hy vọng sẽ có một khu vực an toàn hơn. Kể từ đó, với bốn tiếng làm việc trong điều kiện có điện một ngày, cô hiện đang tạo ra một chiến dịch viện trợ với đầy đủ video cho những người dân Gaza nghèo khổ. Saady cũng đã rời khỏi nhà của mình sau một cuộc không kích phá hủy ngôi nhà người hàng xóm và làm hư hỏng nặng nề nhà ông. Tuy nhiên, ông ước tính rằng nhóm của mình vẫn kiểm soát được việc hoàn thành đơn đặt hàng 60 đến 70% cho đến khi sự mất mát của nhà máy điện làm giảm tỷ lệ này xuống 10 phần trăm so với năng suất bình thường.
    Trong khi thỏa thuận ngừng bắn mới nhất đã cho Saady cơ hội trang bị pin mặt trời và máy phát điện, nâng thời gian cung cấp điện hàng ngày lên khoảng sáu giờ, thì vẫn còn tồn tại câu hỏi liệu các cuộc đàm phán có mang lại một sự nới lỏng đáng kể cho tình hình phong tỏa hiện tại hay không, đồng thời có cải thiện cơ hội cho các doanh nghiệp có trụ sở tại dải hay không. Về phần mình, Saady vẫn kiên trì hy vọng. Mặc dù ông thừa nhận nỗi buồn về sự mất mát ngôi nhà của mình, nhưng những gì ông muốn phục hồi nhất lại là sự độc lập của Gaza. "Chúng ta phải sống và xây dựng Gaza bằng chính sức mình." Ông xót xa: ”Google từ "Gaza”, và những gì xuất hiện là hình ảnh của những người bị giết chết, máu và sự hủy diệt. Chúng ta phải cho thế giới thấy rằng Gaza xinh đẹp và con người tràn đầy năng lượng, rằng chúng ta không sống nhờ chiến tranh và chúng ta không cần cứu trợ từ bất kỳ ai. "


    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Hoài bão của những người làm công nghệ ở vùng chiến sự Gaza

Share This Page