Một sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp vừa tạo ra một lá cây nhân tạo có khả năng chuyển nước và ánh sáng thành oxy, một tiến bộ khoa học rất có ý nghĩa cho những chuyến du hành ngoài vũ trụ. Các cuộc thăm dò không gian luôn gặp trở ngại vì tình trạng thiếu oxy. Ở Trái đất, rừng cây và thực vật hỗ trợ chúng ta rất nhiều bằng cách quang hợp tạo ra khí oxy trong lành. Nhưng chúng ta không thể đưa những cỗ máy sản xuất oxy sinh học này vào trong không gian bởi các hành tinh khác không có những điều kiện về đất đai, khí hậu, nước và ánh sáng mặt trời như trên trái đất. Julian Melchiorri, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Royal College of Art đã tạo ra chiếc lá nhân tạo đầu tiên có những tính năng sinh học như lá thường, nó có khả năng chuyển CO2, nước và ánh sáng thành oxy. Chiếc lá nhân tạo này có chứa chất lục lạp, một phần của tế bào thực vật nơi quá trình quang hợp xảy ra, lơ lửng trong thân lá được làm bằng protein tơ. Ngoài tiềm năng ứng dụng cho những chuyến du hành vũ trụ, Melchiorri cũng nghĩ rằng công nghệ này có thể cung cấp không khí trong lành theo đúng nghĩa đen cho các không gian trong nhà và ngoài trời trên Trái đất. Mặt tiền của các toàn nhà và các vật dụng trong nhà như chụp đèn có thể tạo ra không khí trong lành bằng cách phủ một lớp mỏng vật liệu lá nhân tạo này. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả, sản phẩm lá nhân tạo này có thể hỗ trợ con người định cư trong vụ trụ. Chúng ta sẽ không phải tìm cách trồng cây trên các hành tinh khác mà chỉ cần phủ lá nhân tạo này lên trên trần nhà. Nguồn KhoaHoc.com.vn