So sánh thực lực quân sự giữa VN và TQ: Ai hơn ai?

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jul 13, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 328)

    (XHTT) Mới đây, Global Firepower đã công bố một báo cáo về bảng xếp hạng 35 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Nhiều người đã lo lắng về sự xếp hạng này, nhưng không phải thế!


    Xếp hạng cũng chỉ là “để xếp hạng”

    Theo đó, ba vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này là Mỹ, kế đến là Nga và Trung Quốc (TQ). Việt Nam xếp vị trí thứ 23 thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á. Riêng khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 nước lọt vào top 35 là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Trong đó, Indonesia ở vị trí thứ 19 vì lực lượng động viên của họ có tới 129 triệu người (gấp 2,5 lần Việt Nam) và ngân sách quốc phòng hơn 6 tỷ USD mỗi năm (gấp 2 lần Việt Nam). Thái Lan đứng sau Việt Nam, mặc dù chi tiêu quân sự hàng năm hơn 5 tỷ USD nhưng nguồn động viên ít hơn và số lượng vũ khí chính như máy bay, xe tăng cũng ít hơn. Có một điều, bảng xếp hạng có lẽ đã được hoàn thành trước khi tàu ngầm thứ 2 về Việt Nam nên mới thống kê Việt Nam có 1 tàu ngầm.

    [​IMG]

    Molniya, lớp tàu tên lửa trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Kh35 của Hải quân VN.

    Tuy nhiên, theo giới chuyên gia quân sự, vị trí của bảng xếp hạng là một chuyện, còn “sự hơn thua” lại là một chuyện khác.

    Bởi lẽ, để xếp hạng đươc (và có sở cứ), những người xếp hạng đưa ra vài chục yếu tố, gồm những tiêu chí như, tổng nguồn đầu tư cho quốc phòng (của các quốc gia); số vũ khí thiết bị quân sự hiện có, trong đó những vũ khí, thiết bị quân sự tiên tiến và hiện đại là quan trọng; số lượng quân nhân biên chế trong quân đội; khả năng chi tiêu quốc phòng; điều kiện địa lý và tài nguyên thiên nhiên sẵn có; v.v và v.v. Dĩ nhiên, với một quốc gia “khủng” như TQ, có dân số đông nhất thế giới, cộng với kinh tế phát triển mạnh hàng chục năm qua nên họ có vị trí xếp hạng cao là đương nhiên. Còn Mỹ và Nga là một trong những “cường quốc” về quân sự lẫn kinh tế từ lâu, thậm chí còn là những quốc gia cung cấp vũ khí, khí tài cho các quốc gia khác nên khó có đối trọng”. Vấn đề là, chênh tới 20 bậc trong bảng xếp hạng, nhưng trong con mắt của các chuyên gia quân sự, Việt Nam “chẳng kém cạnh” TQ là bao.

    Các chuyên gia quân sự Mỹ xem VN mạnh hơn TQ

    Trong một bài viết trên website tạp chí The National Interest ngày 12/7, chuyên gia quân sự Mỹ Robert Farley đã phân tích những loại vũ khí của Việt Nam khiến TQ phải dè chừng nếu có chiến tranh xảy ra.

    Ông Farley phân tích thêm, nếu chiến tranh xảy ra, mặc dù Việt Nam và TQ có cùng một số loại vũ khí giống nhau (đều được mua từ Nga), nhưng quân đội Việt Nam có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn để chống lại quân đội TQ. Lấy cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 làm minh chứng, ông Farley cho rằng, quân đội Việt Nam không dễ gì bị TQ bắt nạt.

    Ông Farley cho rằng, cả hai bên sẽ đều sử dụng máy bay Su-27 nếu chiến tranh xảy ra. Nhưng Việt Nam sẽ biết kết hợp tốt giữa Su-27 với những chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn như Mig-21 trong hệ thống phòng không của mình để bảo vệ vững chắc không quân phận Việt Nam và phản công mạnh trở lại phía TQ. Và ông Farley cho hay, Quân đội Việt Nam hiện có khoảng 40 chiếc Su-27 Flanker với nhiều loại khác nhau. Đồng thời Việt Nam cũng đang đặt mua thêm 20 chiếc nữa từ Nga.

    Còn trên biển - riêng về tàu ngầm lớp Kilo, ông Farley nhận xét, TQ là nước mua nhiều tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhất. TQ đã mua 12 chiếc tàu ngầm loại này, với nhiều phiên bản khác nhau. Đến năm 2006, Nga đã bàn giao đủ 12 tàu ngầm lớp Kilo cho TQ.

    Việt Nam cũng đặt mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo vào năm 2009. Hợp đồng này bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm của Việt Nam, có trị giá lên đến 2 tỉ USD - theo hãng tin RIA Novosti (Nga). Hiện Việt Nam đang sở hữu hai tàu ngầm Kilo 636 và Nga sẽ tiếp tục bàn giao 4 chiếc còn lại (theo hợp đồng) cho đến năm 2017. Tuy số lượng tàu ngầm Kilo 636 của của Việt Nam ít hơn, nhưng có thể là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến và các cơ sở quân sự ven biển của TQ, ông Farley nhận định. Bởi tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng - “Con mắt” của tàu, là một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn và đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10m, hiện đại hơn hẳn các tàu ngầm Kilo của TQ. Ngoài ra, tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh “Hố đen trong đại dương”.

    Do thuộc thế hệ sau, tàu ngầm Kilo của Việt Nam còn được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn hẳn các tàu ngầm Kilo của TQ. Ông Farley cho biết thêm, mặc dù Trung Quốc đã cố gây áp lực nhằm khiến Nga chậm giao tàu ngầm và đạn dược cho Việt Nam, nhưng phía Moscow không làm theo.

    Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cũng có cùng quan điểm với ông Farley, cho rằng: “Tất cả công nghệ, bao gồm cả hệ thống vũ khí của tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hoàn toàn hiện đại hơn của TQ”.

    “Bất kỳ quốc gia nào định dùng sức mạnh hải quân để cưỡng bức Việt Nam cũng sẽ phải dè chừng đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Với đội tàu ngầm lớp Kilo hiện đại, đối thủ sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nếu tấn công Việt Nam”, ông Thayer nhận định.

    Giới quân sự TQ cố “lên gân”, viết bài nhằm đe Việt Nam phải “dè chừng”

    Mạng quân sự sina TQ ngày 16/5 đã đăng một bài viết nhan đề "Phân tích: So sánh hải, không quân Trung-Việt cho thấy, Việt Nam còn lâu mới là đối thủ của Trung Quốc".

    Theo bài báo, cùng với tình hình đối đầu trên biển giữa Trung-Việt gần đây ngày càng căng thẳng, khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước đang tăng lên. Nếu giữa Việt Nam và TQ nổ ra chiến tranh, hải - không quân hai nước sẽ đóng vai trò chủ lực trong giao chiến, thế nên việc so sánh quân sự hải, không quân của hai nước là điều mà TQ coi là "rất có ý nghĩa".

    Bài báo viết, Không quân Việt Nam hiện có 12 máy bay chiến đấu Su-27SK - không chiến tầm xa, và 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 – cho việc tấn công chính xác các mục tiêu trên biển (cùng của Nga), biên chế trong 3 trung đoàn bay. Trong tương lai, Không quân Việt Nam sẽ mua thêm nhiều máy bay chiến đấu, không loại trừ mua một lượng nhỏ máy bay chiến đấu tấn công Su-34 và nhập khẩu các máy bay tấn công hạng nhẹ F/A50 của Hàn Quốc để tiến hành phối hợp tác chiến cao - thấp.

    Bài báo này phân tích, hai đầu Bắc-Nam của Việt Nam cách nhau 1.600km, chỗ hẹp nhất có chiều sâu chỉ 50km. Với “đặc điểm địa lý thiếu chiều sâu bảo vệ chiến lược" này, khả năng tự bảo vệ của Không quân Việt Nam khi khai chiến là "có vấn đề". Bài viết còn cố ý “răn đe”, Việt Nam chỉ dựa vào hơn 20 máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba để thực hiện "ý đồ kiểm soát Biển Đông" rõ ràng là điều "không thể". Và, hiện nay, Việt Nam vẫn chỉ là một lực lượng không quân mang tính chiến thuật, lấy phòng không lãnh thổ với tính chất phòng ngự là chính.

    Còn về hải quân, Hải quân Việt Nam hiện có hơn 120 tàu tác chiến các loại, gồm có tàu hộ vệ, tàu tên lửa và tàu ngầm thông thường. Chúng phần lớn là "đồ cũ" do Liên Xô viện trợ trước đây, do thiếu bảo dưỡng và cung ứng linh kiện, thực lực của hải quân Việt Nam thực sự khó mà so sánh với hải quân TQ - báo quân sự TQ tự tin bình luận.

    Bài báo đã cố ý so sánh từng loại tàu của Hải quân Việt Nam với Hải quân TQ, cố nhấn mạnh về số lượng, trọng tải,… của TQ hơn hẳn, rồi so sánh các loại tên lửa, hay nhấn mạnh các tàu của Việt Nam thuộc thế hệ cũ, sản xuất trong nước, kể cả tàu ngầm lớp Kilo 636 và hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion của Việt Nam, thuộc loại hiện đại nhất của Nga hiện thời họ “cũng chê” luôn.

    Bài báo phân tích thêm rằng, đối với một lực lượng hải quân chưa từng trang bị, sử dụng tàu ngầm, nên việc sử dụng tàu ngầm trong lúc này có thể sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp. Tác chiến tàu ngầm phụ thuộc rất lớn vào sự chi viện hệ thống từ bên ngoài. Việc bỏ ra 5 - 6 năm xây dựng một biên đội tàu ngầm là điều có thể, nhưng hình thành sức chiến đấu toàn diện e rằng sẽ khó hơn. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, tàu ngầm chưa đưa ra khỏi cảng đã bị bắn chìm.

    Bài báo nọ kết lại, cho dù các máy bay chiến đấu và tàu chiến của Việt Nam được mua của Nga, được triển khai toàn bộ thì Hải quân Việt Nam cũng không thoát khỏi phạm trù “hải quân tác chiến-phòng thủ gần bờ”. Đây cũng là khó khăn của Hải quân Việt Nam, một lực lượng lấy tàu hộ vệ làm tàu chủ lực của biên đội tác chiến trên biển.

    Thật là nực cười!

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - So sánh thực lực quân sự giữa VN và TQ: Ai hơn ai?

Share This Page